【xem bongda truc tuyen】Liên kết vùng
Dựa trên thực tế địa phương,xem bongda truc tuyen thời gian qua, tỉnh đã tăng cường khai thác hiệu quả hợp tác liên kết vùng, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các vùng lân cận. Đặc biệt, tỉnh chú trọng hạ tầng khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT). Trong đó, tỉnh chú trọng tâm kết nối giao thông đồng bộ với KKT Vân Đồn, KCN Việt Hưng, KCN Đông Mai, KKT ven biển và các CCN trên địa bàn. Đến nay, đã có 10 dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN thuộc 8 KCN được cấp có thẩm quyền quyết định, cấp giấy chứng nhận đăng ký đất đai và thành lập với tổng diện tích 4.632,22ha, tỷ lệ lấp đầy các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh trung bình đạt 42,41%, trong đó, nổi bật là KCN Cái Lân đạt 100%, KCN Đông Mai 86,14%, KCN Việt Hưng là 42,65%... Đến nay, 100% KCN, KKT, CCN trên địa bàn tỉnh đã được quy hoạch cấp điện và được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2025, có tính đến năm 2035.
Tính đến thời điểm này, trên địa bàn các KCN, KKT có 95 dự án FDI còn hiệu lực đang hoạt động sản xuất, kinh doanh với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 5.024,3 triệu USD. Tỉnh tiếp tục mời gọi, tạo mọi điều kiện thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư tại các quốc gia, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Châu Âu..., đảm bảo đúng định hướng phát triển KT-XH, phù hợp với tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao.
Song song với đó, với định hướng thúc đẩy liên kết vùng, tỉnh đã chỉ đạo tập trung triển khai các nội dung: Kết luận số 160-KL/TUHP-TUQN (ngày 20-10-2021) của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng về Chương trình hợp tác giữa tỉnh Quảng Ninh với TP Hải Phòng; Kết luận số 163-KL/TUHD-TUHP-TUQN (ngày 18-7-2022) của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về việc triển khai các biện pháp thúc đẩy liên kết vùng giữa 3 tỉnh, thành phố giai đoạn 2022-2025; Kết luận số 352-KL/TUQN-TUBG-TUHD (ngày 1-3-2022) của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương về việc triển khai các biện pháp thúc đẩy liên kết vùng giữa 3 tỉnh, giai đoạn 2022-2025. Đồng thời, ký kết thoả thuận kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông (Quảng Ninh - Hải Dương - Hải Phòng - Hưng Yên).
Theo đó, tỉnh đã và đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn thành hệ thống giao thông động lực chiến lược và định hình các hành lang kinh tế, hành lang đô thị gắn với hành lang giao thông của 2 tuyến phía Tây và phía Đông. Đồng thời, chủ động phối hợp với các tỉnh, thành phố giáp ranh thực hiện hợp tác kết nối trục kinh tế, trục cao tốc phía Đông (Quảng Ninh - Hải Phòng - Hải Dương - Hưng Yên...). Tỉnh cũng đã xây dựng và nâng cấp hạ tầng giao thông động lực, thúc đẩy liên kết vùng, điển hình: Cầu Lại Xuân, cầu Bến Rừng, cầu Triều và đường dẫn nối QL18 với TL389; cải tạo và nâng cấp AL10 đoạn từ Nút giao với QL18 (tỉnh Quảng Ninh) với huyện Thuỷ Nguyên (TP Hải Phòng); đường ven sông nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến TX Đông Triều...
Đặc biệt, tỉnh đã hoàn thành, đưa vào khai thác đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, cầu Cửa Lục I, đường nối KCN Cái Lân qua KCN Việt Hưng đến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, tuyến đường từ Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đến Khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn. Cùng với đó là hoàn thiện hệ thống các công trình đường giao thông khu vực nông thôn, miền núi nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, tạo thuận lợi cho người dân đi lại, thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế, xã hội các vùng miền.
Đến nay, Quảng Ninh là địa phương có số km đường cao tốc lớn nhất cả nước với 176/1.046km. Kết quả này khẳng định sự đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược, thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng và hợp tác hội nhập quốc tế; mở ra cơ hội và không gian phát triển mới, tạo nguồn lực mới gắn với định hình rõ nét các hành lang kinh tế và hành lang đô thị trọng điểm của tỉnh phát triển theo mô hình “một tâm, hai tuyến, đa chiều, các mũi đột phá, ba vùng động lực”.