“Công việc vất vả,ọcnhằncasĩtỉnhlẻbxh giải ả rập thu nhập lại thấp… Nếu không vì tình yêu nghề, yêu lời ca, điệu múa dân tộc, có lẽ ít ai trụ được với đoàn”- ca sĩ kiêm MC Quỳnh Trâm- Đoàn ca múa nhạc tổng hợp (CMNTH) Bình Phước tâm sự.
|
Đoàn CMNTH Bình Phước thành lập năm 2004 với hầu hết ca sĩ, diễn viên độ tuổi mười tám, đôi mươi. Theo ông Trần Minh Đức-Trưởng đoàn, hơn 9 năm qua, đoàn đã có gần 600 lượt biểu diễn để mang điệu múa, tiếng hát phục vụ người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và cả ở đất nước bạn Campuchia.
Yêu nghề
Theo đoàn ca múa nhạc của tỉnh từ khi mới 19 tuổi, ca sĩ kiêm dẫn chương trình (MC) Quỳnh Trâm (28 tuổi) có thâm niên 9 năm biểu diễn trên sân khấu. Với hàng trăm lần về vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn, biểu diễn phục vụ người dân nhưng Quỳnh Trâm vẫn không hề than vãn, ngại khó. Quỳnh Trâm kể, do đặc thù công việc, nên cô thường đi diễn xa. Có hôm sau khi diễn xong đã hơn 10 giờ tối, vậy mà đến 1 giờ sáng lại phải tiếp tục cùng đoàn lên xe để kịp sang Campuchia diễn phục vụ người dân nước bạn. “Cũng may cho Trâm, có được người chồng hiểu và chia sẻ trong công việc, chứ có nhiều bạn nữ sau khi lập gia đình, đi diễn thì bị chồng buồn phiền nên rất khổ tâm…” - Quỳnh Trâm nói. Cùng làm trong đoàn nghệ thuật của Bình Phước, ca sĩ Ngọc Ánh (27 tuổi), tốt nghiệp Cao đẳng văn hóa nghệ thuật, vào đoàn được 4 năm. Khi được hỏi về chuyện xây dựng gia đình, Ngọc Ánh lắc đầu ngán ngẩm: “Làm nghề ca múa như tụi em rất khó lập gia đình, vì không phải ai cũng hiểu, thông cảm với những khó khăn trong nghề, đặc biệt là phải thường xuyên đi lưu diễn xa…”
Theo NSND Hoàng Phi Long (Biên đạo múa, kiêm cố vấn nghệ thuật) cho biết, muốn có một ca sĩ hay đòi hỏi phải chọn được người có năng khiếu và bồi dưỡng, đào tạo. Để trở thành diễn viên múa, cần ít nhất 5 năm tập luyện và phải tập từ nhỏ để cơ thể có độ dẻo dai, uyển chuyển. Ông Long giải thích: “Nói như vậy để thấy, chọn được một giọng ca, hay một diễn viên múa thực sự không dễ, nhưng ca sĩ, diễn viên cùng lắm cũng chỉ đứng trên sân khấu một thời gian, bởi khi đã có tuổi thì phải lùi về phía sau để nhường chỗ cho lớp trẻ”. Ông Long cho biết thêm, để có đội ngũ ca sĩ, diễn viên kế cận, đoàn đã tuyển chọn các em học sinh có năng khiếu ở các trường phổ thông và đưa về đào tạo múa ngay tại đoàn.
Dấu ấn những điệu múa
Tại liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2012 diễn ra tại Đắk Lắc, bài múa “Bình minh lên rẫy”- tác phẩm mô phỏng điệu múa của đồng bào dân tộc S’Tiêng ở Bình Phước được ban giám khảo đánh giá cao. Bên cạnh đó, đoàn CMNTH Bình Phước còn sở hữu nhiều bài múa đậm chất Kh'mer Nam bộ do nghệ sĩ Hoàng Phi Long và trưởng đoàn Trần Minh Đức biên đạo, dàn dựng. Có được các tác phẩm hay, đoàn đã tốn không ít thời gian về vùng đồng bào dân tộc để tìm tòi, nghiên cứu điệu múa của các dân tộc, đặc biệt là của đồng bào S’Tiêng và Kh’mer ở địa phương. Xem đoàn CMNTH Bình Phước biểu diễn các bài múa dân tộc, nhiều khán giả đành giá đoàn đã chọn hướng đi khéo léo, tác phẩm dễ đi vào vào lòng người.
Trò chuyện với chúng tôi ông Trần Minh Đức tâm sự: “Khi được tỉnh giao dẫn dắt đoàn ca múa nhạc tổng hợp, điều đầu tiên tôi suy nghĩ là phải đưa được những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc ở địa phương lên sân khấu, vừa để làm tốt nhiệm vụ, qua đó góp phần gìn giữ bản sắc của các dân tộc”. Còn theo đạo diễn Phi Long, các điệu múa của các dân tộc S’Tiêng, Khmer có những nét đẹp riêng do đó nếu biết khai thác một cách sáng tạo thì đó là nguồn di sản vô cùng to lớn để đóng góp cho nghệ thuật.
(Theo TNO)