WHO: Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhất ở châu Mỹ. Ảnh minh họa: Reuters/ VOV Không chỉ Bắc Mỹ và Nam Mỹ,ty lê nha cai cũng có rất nhiều người mắc COVID-19 ở Trung và Nam Mỹ, đặc biệt là Brazil và Mexico, chuyên gia về các vấn đề khẩn cấp hàng đầu của WHO Mike Ryan nhấn mạnh. Tình hình dịch bệnh ở Brazil – nơi hiện đang là 1 trong những điểm nóng toàn cầu về COVID-19 đang ngày càng gây nên nhiều lo ngại, đặc biệt là tại các thành phố đông dân. Hệ thống y tế của Brazil “vẫn đang tiếp tục đối phó với dịch bệnh”, mặc dù một số trung tâm chăm sóc đặc biệt đang chịu áp lực nặng nề với tỷ lệ lấp đầy giường bệnh lên đến 90%. Cùng lúc đó, Mexico cũng ghi nhận gần 130.000 trường hợp nhiễm COVID-19 và 15.000 người đã tử vong. Tính đến thời điểm hiện tại, Brazil là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề thứ hai trên thế giới, với hơn 800.000 ca dương tính và 41.000 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, dẫn đầu vẫn là Mỹ - đất nước có hơn 2 triệu người nhiễm virus SARS-CoV-2 và gần 114.000 người tử vong. “Chúng tôi đang rất nỗ lực để đối phó với dịch bệnh, đặc biệt là khu vực phía Nam. Một số quốc gia đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thoát khỏi tình trạng phong tỏa bởi số ca nhiễm đang tăng cao chóng mặt. Có thể đại dịch đã lây lan trở lại khi các nước bắt đầu nới lỏng hạn chế, tiến đến mở cửa nền kinh tế và mọi người bắt đầu tụ tập như trước khi có dịch. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi tỷ lệ xét nghiệm không còn đầy đủ như trước và việc thực thi hạn chế xã hội đã không còn gắt gao”, ông Mike Ryan cho hay. Cùng với đó, chuyên gia Mike Ryan cũng thừa nhận áp lực mà các nước đang phải gánh chịu để bình thường hòa đất nước, đặc biệt là những khó khăn khi nỗ lực giảm thiểu tối đa tác động kinh tế mà cuộc khủng hoảng sức khỏe đã gây ra. Không kể các nước đang có tình hình dịch nghiêm trọng, rất nhiều nước khác tuy đã vượt qua đỉnh dịch, song điều này không có nghĩa là họ đã chiến thắng. Các ca nhiễm mới vẫn được ghi nhận. Phát biểu về vấn đề này, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh rằng thế giới cần nâng cao cảnh giác để chống lại loại virus nguy hiểm SARS-CoV-2 ngay cả khi tình hình dịch ở một số khu vực đã suy yếu. “Nỗi lo sợ về dịch bệnh của chúng tôi ở khu vực châu Âu đã giảm đi, song lại tăng lên ở những nơi khác”, ông Tedros chia sẻ. Ngoài ra, ông cũng khẳng định rằng nhu cầu về vaccine phòng bệnh COVID-19 rất lớn và liều thuốc hiệu quả cần được chia sẻ công bằng giữa mọi quốc gia như một dạng hàng hóa công cộng toàn cầu để tất cả cá nhân trên thế giới đều có cơ hội tiếp cận sử dụng. Trong một thông tin có liên quan, tính đến 7h23p ngày 13/6 theo giờ Việt Nam, thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 7,7 triệu ca nhiễm COVID-19, hơn 427.000 người tử vong và gần 4 triệu người đã bình phục. Đại dịch đã lây lan đến 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Đan Lê(Lược dịch từ CNA & Worldmeters) |