Theàmgìđểtránhungthưlich thi dau uclo bác sỹ Đặng Bích Diệp, Khoa Ứng dụng và Nghiên cứu tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương, nếu tiếp xúc với tia UV thường xuyên hay phơi nắng khi tia UV kéo dài, có thể dẫn đến lão hóa da sớm, đặc biệt là ung thư da. | Các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên hạn chế ra đường khi nắng nóng cao điểm. |
| Bùng phát bệnh tật khi thời tiết nắng nóng |
Thời điểm trong ngày tia UV dễ ảnh hưởng đến da nhất dao động từ 10 đến 16 giờ tuỳ từng mùa và vùng miền. Vì vậy, để xác định thời điểm chỉ số UV nguy hiểm, người dân có thể đứng dưới nắng và quan sát bóng của mình, nếu bóng ngắn hơn chiều cao thì tương ứng với chỉ số UV cao, lúc này nên sử dụng các biện pháp tránh nắng. Trương hợp buộc phải ra đường, các bác sỹ khuyến cáo người dân cần có các biện pháp chủ động để bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của UV như hạn chế ra nắng giờ cao điểm (quy tắc quan sát bóng). Khi ra nắng cần bảo đảm các biện pháp chống nắng như sử dụng kem chống nắng (lựa chọn loại kem chống nắng có quang phổ rộng (broad spectrum) đủ khả năng chống lại tia UVB (SPF), UVA (PA), (SPF 30 trở lên, PA +++). “Nên bôi lại kem chống nắng sau mỗi hai giờ đồng hồ hoặc sau khi bạn tiếp xúc với nước để bảo đảm hiệu quả bảo vệ da. Mọi người nên sử dụng kính mắt có tác dụng chống tia UV, đội mũ, quần áo chống nắng”, bác sỹ Diệp nói. Ngoài các bệnh lý về da, thời tiết nắng nóng nguy cơ đột quỵ, sốc nhiệt, say nắng... cũng đe dọa sức khỏe người dân. Bên cạnh đó, thời tiết nắng, nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở trẻ em dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Nhiệt độ cao còn làm cho thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, việc người dân chống nóng bằng biện pháp bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp làm tăng nguy cơ nhiễm lạnh, viêm phổi… Do vậy các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần có biện pháp để bảo vệ sức khỏe như uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol…, tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng. Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người. Thực hiện ăn chín, uống chín; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để bảo đảm đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. |