Hải quan TPHCM nỗ lực thu ngân sách trong bối cảnh khó khăn Kinh tế khó khăn kéo số thu ngân sách nhà nước giảm Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu đạt 240.390 tỷ đồng Các khoản thu về nhà đất ước giảm 54,2% so với cùng kỳ do thị trường bất động sản chậm phục hồi. Ảnh minh hoạ: H.Anh Thu ngân sách giảm gần 9%
8 tháng năm 2023, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt 1.124,5 nghìn tỷ đồng, bằng 69,4% dự toán, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, số thu nội địa ước đạt gần 931 nghìn tỷ đồng, bằng 69,8% dự toán, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2022. Nếu không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước thì số thu thuế, phí nội địa ước đạt 69,6% dự toán, giảm 0,3% so với cùng kỳ.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, đến hết tháng 8 có 9/12 khoản thu nội địa đảm bảo tiến độ dự toán. Trong đó, một tín hiệu tích cực là các khoản thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất kinh doanh ước đạt 70,3% dự toán, tăng 4,7% so với cùng kỳ. Cụ thể, thu từ khu vực DNNN đạt 74,7% dự toán, tăng 6,1%, thu từ DN FDI đạt 66,7% dự toán, tăng 2,6% và thu từ khu vực DN kinh tế ngoài quốc doanh đạt 70,7% dự toán, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng lưu ý, nếu không kể thuế TNDN đạt khá so với dự toán và tăng 23,4% so với cùng kỳ do DN đã tạm nộp 4/5 kỳ theo quy định thì số thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ bằng 91,6% cùng kỳ. Trong 8 tháng đầu năm, thu từ thuế TNCN ước đạt 70,9% dự toán, giảm 7,8% so với cùng kỳ…
Một số tín hiệu tích cực đến từ nguồn thu cấp quyền khai thác khoáng sản với mức thu ước đạt 94,9% dự toán, tăng 4% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước đạt 118,8% dự toán, tăng 75,5% so với cùng kỳ. Sở dĩ thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước tăng là do số chênh lệch thu chi Ngân hàng Nhà nước đã nộp NSNN số phát sinh trong quý 4/2022, số chênh lệch quyết toán năm 2022 và số phát sinh 2 quý đầu năm năm 2023 là 28,9 nghìn tỷ đồng, tăng 24,9 nghìn tỷ đồng so với dự toán.
Theo Bộ Tài chính, trong 8 tháng đầu năm, 3 khoản thu nội địa không đạt tiến độ dự toán là thu thuế bảo vệ môi trường (giảm 32,3% so với cùng kỳ); các loại thuế, phí, lệ phí (giảm 12,2% so với cùng kỳ); các khoản thu về nhà đất (ước giảm 54,2% so với cùng kỳ) lý do thu về nhà đất giảm thị trường bất động sản chậm phục hồi, công tác đấu giá, cấp quyền sử dụng đất tại nhiều dự án ở địa phương không triển khai được, hoặc triển khai nhưng không có nhà đầu tư trúng đấu giá.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, tính đến ngày 5/9/2023, tổng thu ngân sách do ngành Thuế quản lý đạt 973 nghìn tỷ đồng, bằng 70,9% dự toán. Khẳng định tiến độ thu cơ bản bám sát dự toán, song người đứng đầu ngành Thuế cũng cho biết đã có dấu hiệu giảm thu. Điều này thể hiện qua việc tháng 1/2023, thu ngân sách đạt 94 nghìn tỷ đồng, đến tháng 8/2023 con số này là 75 nghìn tỷ đồng, đà giảm này dự báo thu ngân sách còn nhiều rủi ro. “Trước bối cảnh này, Tổng cục Thuế cùng các cục địa phương đã bàn nhiều giải pháp thực hiện công tác thu, rà soát nguồn thu tiềm năng, đáng giá định kỳ để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách được giao năm 2023”, ông Mai Xuân Thành nhấn mạnh.
Tăng trưởng kinh tế thấp, sản xuất công nghiệp chủ lực sụt giảm
Trước những khó khăn tác động tới nguồn thu, thời gian qua, ngành Thuế đã tăng cường công tác quản lý thu, thanh tra, kiểm tra thuế, rà soát các nguồn thu, chống thất thu, phấn đấu tăng thu ở các lĩnh vực, địa bàn có điều kiện để bù đắp số giảm thu do thực hiện chính sách hỗ trợ. Đồng thời, đẩy mạnh công tác hoàn thuế GTGT trên cơ sở kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo đúng chính sách, quy định của pháp luật; đôn đốc xử lý cưỡng chế thu hồi nợ đọng thuế theo quy định. Tính đến ngày 15/8/2023, cơ quan Thuế đã thực hiện 35,6 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra; kiểm tra 367,4 nghìn hồ sơ khai thuế của DN, qua đó kiến nghị xử lý tài chính khoảng 37 nghìn tỷ đồng. Trong đó thu nộp NSNN khoảng 9,6 nghìn tỷ đồng (đã nộp vào ngân sách khoảng 6,8 nghìn tỷ đồng), giảm khấu trừ và giảm lỗ gần 27,4 nghìn tỷ đồng; đôn đốc thu hồi và xử lý nợ đọng thuế ước đến hết tháng 8 đạt khoảng 30,1 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh số thu nội địa giảm thì thu từ dầu thô, XNK cũng giảm. Theo đó, thu từ dầu thô 8 tháng ước đạt 39,7 nghìn tỷ đồng, bằng 94,6% dự toán, giảm 25,1% so với cùng kỳ năm 2022. Thu cân đối từ hoạt động XNK ước đạt 153,6 nghìn tỷ đồng, bằng 64,3% dự toán, giảm 23,2% so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân thu từ cân đối hoạt động XNK giảm xuất phát từ hoạt động XNK 8 tháng giảm so với cùng kỳ. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết, thu NSNN của ngành Hải quan trong 8 tháng phù hợp với bối cảnh kim ngạch XNK của cả nước giảm.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, tổng kim ngạch XNK đến 15/8 chỉ đạt hơn 402 tỷ USD, giảm 13,4%, trong đó kim ngạch XNK hàng hóa có thuế giảm 19,9% so với cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu có đóng góp số thu lớn cho ngân sách giảm mạnh, đã tác động làm giảm nguồn thu NSNN trong lĩnh vực này gồm có xăng dầu (giảm 6,1%), chất dẻo nguyên liệu (giảm 30,9%), hóa chất (giảm 31,8%), sắt thép (giảm 30,3%), điện thoại và linh kiện (giảm 22,1%), máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng (giảm 19,6%), máy vi tính và sản phẩm điện tử (giảm 36,3%), linh kiện ô tô và phụ tùng (giảm 35%)... Tính đến ngày 15/8, cơ quan Hải quan đã thực hiện khoảng 1,3 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra, xử lý thu vào NSNN 671 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan cũng phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, qua đó bắt giữ 11,3 nghìn vụ vi phạm với giá trị hàng hóa 4,4 nghìn tỷ đồng, xử lý thu vào NSNN 363 tỷ đồng.
Theo đánh giá chung, nguyên nhân dẫn đến thu ngân sách 8 tháng đầu năm vẫn đang trong đà giảm là do tăng trưởng kinh tế những tháng đầu năm thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh của một số ngành công nghiệp chủ lực suy giảm mạnh; thị trường bất động sản chậm phục hồi, thị trường xuất khẩu khó khăn; kết hợp với thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất mới ban hành làm giảm thu ngân sách. Cùng với đó, trong tháng 8, cơ quan Thuế, Hải quan tiếp tục triển khai các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất để hỗ trợ DN và người dân. Tổng số tiền đã miễn, giảm, gia hạn ước tính đến hết tháng 8 khoảng 124,8 nghìn tỷ đồng, trong đó, miễn, giảm khoảng 42,3 nghìn tỷ đồng; gia hạn khoảng 82,5 nghìn tỷ đồng.
Từ nay đến cuối năm, toàn ngành Tài chính nỗ lực để rà soát các nguồn thu tiềm năng, tăng cường chống thất thu, tích cực hỗ trợ DN trong sản xuất kinh doanh để phấn đấu đạt mục tiêu thu ngân sách đã đề ra.
顶: 47573踩: 3125
【du don】Xuất khẩu khó khăn tác động tới thu ngân sách
人参与 | 时间:2025-01-11 08:53:23
相关文章
- Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- Prime Minister Phúc receives outgoing Italian Ambassador
- Top legislator welcomes Malaysia’s Deputy Prime Minister
- US Defense Secretary commits to defense cooperation, clean
- Chủ tịch Hà Nội khen thưởng công an truy bắt đối tượng bắt cóc trẻ em
- Việt Nam treasures ties with UN: Government leader
- Draft law on public investment proposed
- Deputy PM calls for stronger Việt Nam
- Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con
- Electronic visa scheme extended
评论专区