Đây là nhận định của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trong buổi tọa đàm Công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý 2-2016 diễn ra chiều 14-7.
Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho biết, trong quý 2, vấn đề huy động vàng một lần nữa được đề cập, khi Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước thành lập Sở Giao dịch vàng Quốc gia với mục đích huy động vàng trong dân.
Theo tổ chức này, hiện người dân Việt Nam đang giữ khoảng 500 tấn vàng. Trong cuộc họp thường kỳ Chính phủ tháng 6, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì nghiên cứu, xem xét vấn đề huy động nguồn lực trong dân (bao gồm cả vàng và tiền), tạo nguồn vốn phục vụ tăng trưởng kinh tế.
“Chúng tôi cho rằng, bản chất của việc huy động vàng là đi ngược lại với nguyên tắc kinh tế”, TS. Nguyễn Đức Thành nhận định. Lý giải cho điều này, TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng, vàng hiện được cất giữ trong dân mang bản chất như mọi tài sản khác và chỉ ưu việt hơn về việc cất giữ, bảo quản. Nếu thực hiện huy động, vàng sẽ mang thêm chức năng là phương tiện lưu thông tương tự như tiền. Khi có thêm chức năng này, nhu cầu về vàng sẽ tăng lên, thay vì giảm xuống. Cộng với những kích hoạt từ phía cầu (như trường hợp Brexit khiến giá vàng thế giới tăng hiện nay) sẽ tạo ra những cú sốc tích trữ, đầu cơ, khiến thị trường bất ổn và dễ tổn thương hơn. Đây sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng vàng hóa trở lại. Điều này cũng đúng với đô la hóa, khi các ngân hàng thương mại đặt mức lãi suất huy động dương với đồng USD.
“Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã lần lượt loại vàng và ngoại tệ ra khỏi hệ thống tín dụng. Chúng tôi cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện việc này một cách nhất quán, quyết đoán, tránh lặp những sai lầm không cần thiết”, TS. Nguyễn Đức Thành khuyến nghị.
Báo cáo kinh tế vĩ mô quý 2-2016 cho thấy, quý 2 chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong thị trường vàng trong nước, giá vàng trong nước dần bám sát với giá vàng thế giới. Nửa cuối quý 1, trong khi giá vàng thế giới tăng đột biến do những lo ngại về quyết định của Fed trong cuộc họp tháng 3, giá vàng trong nước vẫn tương đối ổn định và chỉ tăng nhẹ so với hồi đầu năm. Điều này khiến cho mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới gần như không còn.
Sang đầu quý 2, giá vàng trong nước dao động trong khoảng 33-34 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, ngay sau khi Fed quyết định giữ nguyên mức lãi suất hiện tại, và đặc biệt là sự kiện Brexit, giá vàng trong nước cũng như thế giới đã có những phiên tăng mạnh liên tiếp. Đến cuối quý 2, giá vàng trong nước đã tăng 5,6% và 6,4% so với thời điểm cuối quý 1 và cuối năm 2015.
- Việt Nam urges commitments at Berlin Conference on Libya to be promoted
- Conference for regional, international defence officials held in Hà Nội
- Việt Nam performing UNSC role well: Deputy FM
- NA Standing Committee convenes 46th meeting
- Việt Nam, Cambodia exchange border topographic maps
- ASEAN SOM reviews COVID
- ASEAN Declaration on Human Resources Development for the Challenging World of Work
- ASEAN officials mull building regional recovery framework
- Vietnam welcomes East Sea stance in line with int'l law
- Hà Nội People’s Council approves resolutions on land, development