>>An toàn thực phẩm: 7 điểm được,ànthựcphẩmĐềxuấtlậpđườngdâynóngkiểketquabongda. nhưng cũng chừng đó điểm yếu kém
Khó tìm đầu mối để báo vi phạm an toàn thực phẩm
Cho ý kiến tại phiên thảo luận, 100% các đại biểu khi phát biểu đều đồng thuận cho rằng, tình trạng vi phạm ATTP đã gây ra những tác hại, hậu quả to lớn đối với phát triển kinh tế, xã hội. Do đó, cần có biện pháp mạnh, quyết liệt hơn để đẩy lùi tình trạng này.
ĐB Nguyễn Hoàng Mai (Tiền Giang) cho rằng, vấn đề thực phẩm không an toàn không phải mới phát sinh mà đã được lên tiếng từ nhiều năm nay. ĐB Mai đề nghị cần thiết lập đường dây nóng với số dễ nhớ kiểu như 113, 115 để nhân dân phản ánh các vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
Theo ĐB Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình), bên cạnh việc đầu tư tăng cường lực lượng, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, cần bổ sung nội dung về việc quan tâm, tạo điều kiện để phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh, phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
ĐB Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) phát biểu ý kiến về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016. |
ĐB Cường cho rằng, dù cơ quan quản lý có đông nhân lực đến bao nhiêu, cũng không đủ để có thể phát hiện hết các vấn đề về mất an toàn thực phẩm. Việc bảo đảm an toàn thực phẩm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào người dân vì gắn liền trong từng bữa ăn hàng ngày của họ. Vì quyền lợi của mình, người dân có động lực giám sát, phát hiện những tồn tại của an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, “chỉ có thể phát huy được vai trò của người dân nếu các cơ quan quản lý tạo điều kiện thực chất để người dân dễ phản ánh thông tin nhất. Hiện nay nếu người tiêu dùng nào có phát hiện, có vấn đề bất an trong thực phẩm tại một cơ sở, một cửa hàng nào đó, thì họ cũng không biết phải báo ở đâu, thậm chí có biết thì thủ tục cũng rất rườm rà”, ĐB Cường nói.
Do vậy, cũng như ĐB Mai, ĐB Cường đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần có đường dây nóng, có cơ chế phù hợp, thuận tiện để tiếp nhận, xử lý nghiêm, kịp thời phản ánh của nhân dân, của báo chí về vi phạm an toàn thực phẩm. Đồng thời, có hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện, cung cấp thông tin về sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.
Vẫn còn băn khoăn về “trích phần trăm tiền xử phạt”
Dự thảo Nghị quyết về vấn đề ATTP đã đề xuất giải pháp cho phép sử dụng 100% nguồn kinh phí xử phạt vi phạm hành chính từ an toàn thực phẩm để phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của địa phương, trong đó được trích từ 20-30% để khen thưởng cho tổ chức, cá nhân có thành tích trong quản lý.
ĐB Nguyễn Hoàng Mai cho rằng, việc cho phép sử dụng 100% tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP cho công tác ATTP cũng như tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm, tăng cường trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp,... là các giải pháp mang tính đột phá.
Còn ĐB Nguyễn Mạnh Cường thì cho hay, việc tăng cường kinh phí nguồn lực cho quản lý an toàn thực phẩm là cần thiết; tuy nhiên, chỉ nên xác định giải pháp kinh phí nêu trên là tạm thời và thực hiện trong một thời gian nhất định. Về nguyên tắc, việc xử lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính cần bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ.
“Chúng ta đã có những giải pháp kinh phí đặc thù đối với tiền xử phạt vi phạm hành chính về giao thông và nay lại bổ sung thêm đối với tiền xử phạt về an toàn thực phẩm. Vậy, đối với nhiều lĩnh vực khác, ví dụ như khai thác khoáng sản, buôn lậu hàng giả... cũng là những vấn đề đã có nhiều bức xúc, bất cập thì sẽ giải quyết như thế nào”, ĐB Cường băn khoăn.
Không phản đối giải pháp này, nhưng theo ĐB Cường về lâu dài, cần tính toán một cách đồng bộ, các lực lượng chức năng, cơ quan quản lý ăn lương nhà nước, được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm làm ngoài giờ, làm thêm, sao lại được hưởng thêm 20-30% nguồn kinh phí xử phạt cho khen thưởng.
“Nếu thấy các lực lượng này cần có thêm chế độ khác thì phải quy định rõ ràng, phải chi từ ngân sách nhà nước theo nguyên tắc công khai, minh bạch chứ không nên trích từ tỷ lệ phần trăm tiền phạt”, ĐB Cường nói.
ĐB Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) cũng cho ý kiến về việc dùng ngân sách cho công tác ATTP: “Tất nhiên, có tiền thì mới làm được tất cả mọi việc nhưng mà việc xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội, nếu theo như cách quy định tại Khoản 6 của Nghị quyết này không đạt yêu cầu, không đúng tinh thần”, ĐB Hồng đề nghị làm rõ căn cứ vào đâu để trích 20% đến 30% để khen thưởng cho tổ chức, cá nhân có thành tích trong quản lý.
“Chúng ta phải đánh giá tác động, nếu đánh giá được khoản kinh phí này dành cho khen thưởng đạt hiệu quả thì chúng tôi ủng hộ, nếu không đạt hiệu quả phải nghiên cứu lại điều này”, ĐB Hồng nói.
ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cũng thẳng thắn: “Tôi không đồng tình ý kiến đề nghị tăng tiền thưởng. Trong Điều 6 của Nghị quyết phải điều chỉnh lại, bởi có nói bổ sung đầy đủ kinh phí, sử dụng 100% về kinh phí xử phạt và trích thưởng. Trích thưởng là theo Luật Thi đua, khen thưởng, chứ không có luật nào riêng ngoài Luật này là trích phí từ nguồn ngân sách thưởng mức độ nào”, ĐB cho hay./.
Duy Thái