【đức hôm nay】Bà Trương Mỹ Lan được áp dụng nguyên tắc có lợi khi xét xử
Ngày 5/3,àTrươngMỹLanđượcápdụngnguyêntắccólợikhixétxửđức hôm nay TAND TP.HCM sẽ đưa ra xét xử vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan. Hơn 80 bị cáo hầu tòa về nhiều tội.
Trong đó bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị đưa ra xét xử về các tội: “Tham ô tài sản”, “Đưa hối lộ”, quy định tại khoản 4 Điều 353; khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", quy định tại khoản 3 Điều 179 BLHS năm 1999.
Theo VKSND Tối cao, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm với những vị trí, vai trò khác nhau, thực hiện nhiều tội phạm xâm phạm về sở hữu, xâm phạm hoạt động của Ngân hàng, hoạt động đúng đắn của Cơ quan Nhà nước. Trong đó có nhiều tội phạm được thực hiện dưới dạng đồng phạm có tổ chức, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn.
Bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội trong thời gian dài, trong khi BLHS có sự thay đổi cơ bản về đường lối xử lý tại thời điểm trước và sau ngày 1/1/2018.
VKSND Tối cao cho rằng, theo quy định của BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 và Nghị quyết số 41 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành tương ứng với thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, thì:
Những hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 1/1/2018 bị xử lý theo điều, khoản tương ứng (Điều 179) BLHS năm 1999. Những hành vi phạm tội xảy ra sau ngày 1/1/2018 bị xử lý theo các điều, khoản (Điều 353, Điều 206) BLHS năm 2015, có xem xét đến nguyên tắc có lợi cho các bị can.
Bà Trương Mỹ Lan có hành vi sai phạm diễn ra trong thời gian trước khi BLHS năm 2015 có hiệu lực, nên theo các văn bản pháp luật kể trên, bà Lan sẽ bị áp dụng BLHS 1999 đối với tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", thay vì áp dụng BLHS năm 2015.
Trước đó, như VietNamNet đã đưa, bà Trương Mỹ Lan chia sẻ với luật sư Giang Hồng Thanh rằng, bà tự nguyện mang tất cả tài sản hợp pháp của mình cũng như vận động gia đình, kêu gọi bạn bè giúp đỡ để đảm bảo giải quyết triệt để các vấn đề về tài chính, kinh tế liên quan đến hậu quả vụ án (trong trường hợp Tòa án phán quyết bà Lan có tội và có trách nhiệm bồi thường, khắc phục).
Bà Lan khẳng định, với điều kiện kinh tế, với uy tín và khả năng của bản thân, nếu Tòa án phán quyết bị cáo phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả nào, bà đều sẽ giải quyết được đầy đủ, trọn vẹn.
Theo cáo buộc, từ ngày 1/1/2012- 7/10/2022, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã lập số lượng lớn hồ sơ vay vốn khống để rút ra số tiền đặc biệt lớn. Trong đó, đã chỉ đạo lập khống 368 hồ sơ vay vốn để rút tiền của SCB ra dùng vào các mục đích khác nhau, đến ngày 17/10/2022, còn dư nợ hơn 132 ngàn tỷ đồng không có khả năng thu hồi. Hành vi của bà Lan đã gây hậu quả thiệt hại cho Ngân hàng SCB hơn 64 ngàn tỷ đồng.
Từ ngày 9/2/2018 đến 7/10/2022, bà Lan đã chỉ đạo lập khống hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt của SCB hơn 304 ngàn tỷ đồng, gây thiệt hại hơn 129 ngàn tỷ đồng.
Để che giấu thực trạng tài chính đặc biệt yếu kém và các sai phạm của Ngân hàng SCB phát hiện qua thanh tra, để SCB không bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt và tiếp tục được tái cơ cấu, bà Lan trực tiếp gặp gỡ bàn bạc, trao đổi với bà Đỗ Thị Nhàn, Trưởng đoàn thanh tra và chỉ đạo ông Võ Tấn Hoàng Văn, TGĐ Ngân hàng SCB tiếp xúc, đặt vấn đề, trực tiếp đưa tiền cho bà Đỗ Thị Nhàn 5,2 triệu USD và đưa tiền, quà bồi dưỡng các thành viên trong Đoàn thanh tra.
Trên cơ sở đó, bà Nhàn chỉ đạo thành viên trong đoàn báo cáo không trung thực, không đầy đủ các sai phạm của SCB; cố tình che giấu, bưng bít, làm nhẹ để có lợi cho SBC và tiếp tục kiến nghị đề xuất tạo điều kiện cho ngân hàng này được tái cơ cấu. Hành vi của bà Trương Mỹ Lan đã phạm vào tội Đưa hối lộ.
CQĐT đã kê biên 1.237 bất động sản liên quan trực tiếp đến bà Trương Mỹ Lan; kê biên 8 bất động sản của Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh tại tỉnh Quảng Ninh liên quan đến thỏa thuận hợp tác của bà Trương Mỹ Lan với Tập đoàn Tuần Châu, Quảng Ninh.
Có hàng chục tài sản là phương tiện như du thuyền, tàu, ô tô cùng rất nhiều cổ phần của bà Trương Mỹ Lan cũng bị kê biên.