【soi kèo mu vs】Cần hình thành cơ quan kiểm soát về cải cách
Nâng cấp môi trường kinh doanh theo hướng minh bạch,ầnhìnhthànhcơquankiểmsoátvềcảicásoi kèo mu vs ổn định, dễ dự đoán | |
Gấp rút triển khai giai đoạn 1 Đề án cải cách mô hình kiểm tra chuyên ngành | |
Tổng cục Hải quan được tặng Bằng khen vì thành tích cải cách thủ tục hành chính | |
Vẫn còn nhiều dư địa để cải cách môi trường kinh doanh |
Ông Phan Đức Hiếu (ảnh), Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). |
Xin ông cho biết việc cải cách môi trường kinh doanh trong giai đoạn tới đang được đặt trong bối cảnh như thế nào?
Vấn đề cải cách môi trường kinh doanh sắp tới đòi hỏi sự cải cách mạnh mẽ và quyết liệt hơn ở mức độ và tư duy khác. Tinh thần của Nghị quyết Đại hội XIII đã đặt ra yêu cầu rất lớn về phát triển kinh tế, từ nâng cao thu nhập người dân đến phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng. Hơn nữa, cải cách thể chế là đòi hỏi chính đáng của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, doanh nghiệp mong muốn phục hồi kinh tế nhanh.
Chúng ta đặt mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh vào top 4 các nước ASEAN, đây là mục tiêu tham vọng nhưng cũng hợp lý, sẽ là động lực cho những cải cách sắp tới. Bởi nếu muốn cạnh tranh thì phải đặt môi trường kinh doanh vào nhóm đầu các nước trong khu vực, dài hạn hơn là vươn ra quốc tế. Hiện các quốc gia trong nhóm đầu ASEAN như Singapore, Thái Lan, Malaysia đang giữ khoảng cách khá lớn về môi trường kinh doanh với Việt Nam. Nên chúng ta phải cải cách liên tục và đột phá để nhanh chóng bắt kịp các quốc gia này.
Vậy những thách thức đặt ra trong bối cảnh này là gì, thưa ông?
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Thực hiện triệt để các chủ trương, chính sách
Trong suốt nhiệm kỳ qua, chúng ta nỗ lực cố gắng cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhưng so với nhu cầu doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn hiện nay thì cần nỗ lực nhiều hơn nữa. Hiện các chính sách khá phù hợp nhưng kết quả thực thi chưa mong muốn. Vẫn có lĩnh vực sự chồng chéo, vướng mắc bắt nguồn từ các quy định pháp luật nên cần tập trung giải quyết, tạo môi trường minh bạch, rõ ràng. Chúng ta không thể vượt khỏi bẫy thu nhập trung bình nếu không vượt khỏi bẫy thể chế trung bình. Dù chúng ta thăng hạng tốt nhưng chất lượng vẫn ở mức “thường thường bậc trung” ở thế giới, chưa vào 1 trong 4 nền kinh tế chất lượng kinh doanh tốt nhất ASEAN. Nên đây là hành trình dài, buộc phải có nỗ lực đột phá để vượt lên. Các cơ quan quản lý nên chấp nhận sự đánh giá của quốc tế, coi đây là những chuẩn mực để nỗ lực, cố gắng vượt qua. Các chủ trương chính sách đề ra phải được thực hiện một cách triệt để. Phải làm sao đúng như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo là cá biệt hóa trách nhiệm cá nhân, phân quyền phân cấp hơn, minh bạch hơn… Minh Chi (ghi) |
Nếu trong bối cảnh như vậy thì cải cách đối mặt với rất nhiều thách thức. Theo đó, trong suốt giai đoạn qua, những cải cách về môi trường kinh doanh đã giúp “dọn dẹp” bãi bỏ những quy định, rào cản tương đối dễ. Ví dụ là trước đây cải cách có thể nằm trong một bộ, Thủ tướng đưa ra yêu cầu sửa một thông tư, nghị định của một bộ thì bộ có thể tham mưu, dễ dàng sửa đổi. Nhưng việc cải cách bây giờ là vấn đề liên quan đến rất nhiều bộ, ngành, ví dụ như các cải cách về kiểm tra chuyên ngành… nên cần đơn vị đứng ra chủ trì, tham mưu và đệ trình văn bản. Hơn nữa, nhiều vấn đề không chỉ liên quan đến tầm nghị định, thông tư mà vượt thẩm quyền của Chính phủ, lên đến Quốc hội. Chưa kể hệ thống các quy định luôn chuyển động, thường xuyên thay đổi. Nên dư địa và tính chất cải cách khó khăn, đòi hỏi sự phối hợp, thậm chí là thỏa hiệp ở quy mô lớn, khiến mức độ khó hơn cả về quy mô công việc lẫn thời gian thực hiện.
Ngoài ra, các Nghị quyết 02 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh qua các năm và một số nghị quyết khác của Chính phủ đã chỉ ra một phần rào cản, nhưng đó là những rào cản dễ nhận thấy. Trong khi đó, nhiều rào cản không dễ nhận thấy, không nằm trong các văn bản pháp luật hoặc quy trình thủ tục nào. Ví dụ như rủi ro trong việc thực hiện thủ tục không đúng hẹn, có thể khiến doanh nghiệp phải thay đổi hoặc từ bỏ kế hoạch kinh doanh. Hay độ trễ trong việc giải quyết thủ tục cũng có thể dẫn đến nhiều hậu quả, rủi ro trong kinh doanh.
Điều tra trong lĩnh vực đất đai của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, 68% doanh nghiệp phải thay đổi hoặc từ bỏ ý tưởng kinh doanh vì thủ tục quá khó khăn. Hay có sự bất bình đẳng giữa quy mô và loại hình doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp cho rằng phải có mối quan hệ mới lấy được thông tin kinh doanh. Điều này đang tạo ra môi trường kinh doanh méo mó, không công bằng, không cạnh tranh, có thể khiến những nỗ lực cải cách của Chính phủ dễ dàng bị hủy bỏ.
Theo ông, giải pháp để giải quyết những thách thức này là gì?
Cái quan ngại lớn nhất là chúng ta đã biết phải làm gì để cải thiện môi trường kinh doanh, nhưng làm sao để chúng ta làm thường xuyên, liên tục bền bỉ và bền vững. Bởi nếu không thì chúng ta sẽ quay lại môi trường kinh doanh kém hơn trước. Do đó, chúng ta phải có những động lực để cải cách thật mạnh mẽ. Hiện động lực lớn nhất của quá trình cải cách đến từ các cấp lãnh đạo Chính phủ, xuất phát từ các nhóm sáng kiến, kiến nghị của một số cơ quan, hiệp hội như VCCI, CIEM, Tổ công tác của Thủ tướng… Nhưng những cơ quan này có thể thay đổi hoặc mất đi, ví dụ như Tổ công tác của Thủ tướng trong nhiệm kỳ mới có thể sẽ thay đổi. Hay những hiệp hội ngành nghề cũng có thể có sự thay đổi hoặc mất đi nhiệt huyết đưa ra các góp ý, sáng kiến cho cải cách.
Do đó, theo kinh nghiệm quốc tế thì các quốc gia luôn thiết lập hệ thống cố định, nằm trong hoạt động của nhà nước để trở thành cơ quan kiểm soát về cải cách. Cơ quan này được thành lập bởi luật pháp, không phải hoạt động tạm thời nên sẽ được giao đủ thẩm quyền từ bác đề xuất của các bộ ngành cho đến chủ động đưa ra đề xuất về cải cách. Hơn nữa, cơ quan này phải có năng lực chuyên môn rất cao, các thành viên không phải hoạt động kiêm nhiệm mà phải hoạt động liên tục, mang tính chất định hướng và dẫn dắt. Đây mới là động lực bền vững và hiệu quả, bởi hiện ở Việt Nam vẫn chưa có cơ quan nào như trên, chỉ có các đơn vị kiêm nhiệm với thẩm quyền hạn chế, chỉ có chức năng đề xuất, kiến nghị, giám sát thực thi…
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năng
- ·Casemiro ra mắt hoành tráng ở Old Trafford
- ·Pau vs Caen: Đội Quang Hải khó tránh thất bại
- ·Nâng cao năng lực quản trị để tăng sức đề kháng cho doanh nghiệp
- ·Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
- ·Vòng bảng Champions League: Nỗi ám ảnh, những cuộc hội ngộ và vận may
- ·Bầu Đức liệu có còn nhiệt huyết vung tiền giải cứu HAGL?
- ·Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 4
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- ·Ấn tượng chương trình song tấu piano & violon
- ·Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- ·Trưng bày giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp danh nhân Nguyễn Đình Chiểu
- ·Cần gỡ vướng về giá tham vấn bột đá siêu mịn
- ·Truyền thông có vai trò quan trọng quảng bá bảo tàng đến với công chúng
- ·Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
- ·Vẫn âu lo với thủ tục kiểm tra chuyên ngành
- ·“Nhớ đến văn hoá đọc, chúng ta phải nhớ đến giá trị của sách”
- ·Bóng chuyền nữ Việt Nam đạt hạng Tư giải châu Á AVC Cup 2022
- ·Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
- ·Chia sẻ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý