当前位置: 当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【bảng xếp hạng giải pháp】Chứng khoán tuần: Động lực chốt NAV sẽ đẩy thị trường lên? 正文

【bảng xếp hạng giải pháp】Chứng khoán tuần: Động lực chốt NAV sẽ đẩy thị trường lên?

2025-01-25 22:26:36 来源:Empire777 作者:Thể thao 点击:227次

chứng khoán tuần

Do số đông nhà đầu tư vẫn đánh đồng xu thế thị trường với VN-Index,ứngkhoántuầnĐộnglựcchốtNAVsẽđẩythịtrườnglêbảng xếp hạng giải pháp mà chỉ số này lại do tổ hợp một số cổ phiếu lớn gây ảnh hưởng chính, nên khi blue-chips giữ giá, tâm lý sẽ trở nên tích cực.

Blue-chips đã giảm “đủ”?

Thực ra không thể nào biết mức điều chỉnh bao nhiêu là đủ trong một xu thế giảm. Khái niệm đủ chỉ có thể dò đoán thông qua tâm lý và giao dịch hàng ngày. Khi một cổ phiếu đã trải qua đợt giảm giá kéo dài và khá sâu, nếu giá không giảm nữa mà đi ngang thì rất có thể áp lực cắt lỗ đã “đủ” và được cân bằng. Rất nhiều blue-chips trong tuần qua đã phát đi tín hiệu đó.

Chỉ số HSX30 rất bất ngờ, đạt mức tăng 0,1% trong tuần qua, trong khi VN-Index vẫn giảm nhẹ 0,1%, HNX-Index giảm 0,3%, chỉ số của nhóm vốn hóa trung bình HSXMidcap giảm 1,4%, nhóm vốn hóa nhỏ HSXSmallcap giảm 1%... Sự khác biệt rất nhỏ nói trên phản ánh một thực tế là nhiều blue-chips đã dừng giảm và đang biến động tăng chậm.

Nếu so sánh tương quan biến động giá ở các nhóm cổ phiếu thông qua các chỉ số nói trên, các blue-chips hóa ra lại là những mã thiệt hại lớn nhất. Cụ thể, VN-Index tính theo điểm đóng cửa, từ lúc đạt đỉnh hôm 5/11 tới khi chạm đáy ngày 10/12 vừa qua đã giảm 8,49%. HSX30-Index trùng khớp với biến động của VN-Index, cũng giảm 8,5%.

Ngược lại, HSXMidcap, chỉ số của nhóm vốn hóa trung bình, có độ trễ so với VN-Index: Khi VN-Index đạt đỉnh ngày 5/11 rồi điều chỉnh thì HSXMidcap vẫn tăng tiếp 4,15% nữa trong 12 phiên giao dịch sau đó mới đạt đỉnh. Nếu so sánh cùng khoảng thời gian với VN-Index thì hiện chỉ số của nhóm trung bình vẫn đang tăng 1,22%.

Chỉ số HSXSmallcap cũng vậy, trễ so với VN-Index tới 14 phiên và tăng thêm 2,23% trong thời gian này rồi mới điều chỉnh. Chỉ số này mới giảm 0,51% so với cùng thời gian VN-Index giảm 8,49%.

So sánh biến động chỉ số trong cùng một khoảng thời gian như trên để thấy rằng giá cổ phiếu trên thị trường có những “pha” tăng giảm khác nhau chứ không đồng nhất. Do bản chất cách tính chỉ số VN-Index nên biến động chỉ số của các blue-chips – mà ở đây là HSX30 – gần như đồng nhất với VN-Index. Vì thế, khi HSX30 dừng giảm thì xác suất cao hơn nhiều là VN-Index cũng dừng giảm, bất chấp các chỉ số khác như HSXMidcap vẫn có thể giảm tiếp.

Một góc nhìn cận cảnh hơn là trong cơ cấu chỉ số HSX30-Index, nhiều cổ phiếu đang phục hồi trở lại so với đáy. HSX30-Index đóng cửa hôm cuối tuần rồi, tăng so với đáy 1,09%, nhưng BVH đã phục hồi 9,35%, VIC phục hồi 6,09%, VCB phục hồi 3,97%, DPM phục hồi 2,63%, MSN phục hồi 10,44%, VNM phục hồi 3,34%...

Như vậy bản thân việc HSX30-Index dừng giảm để nâng đỡ VN-Index thì trong rổ HSX30 cũng có sự lệch pha trong giá.

Nếu có một dấu hiệu tích cực nào trong một xu thế giảm thì chính là việc cổ phiếu phân hóa về mức độ tăng giảm. Có thể nhận thấy rất rõ trong suốt tháng 11 vừa qua là một xu thế giảm đồng đều ở hầu hết các blue-chips. Không có cổ phiếu nào cưỡng lại được biến động lớn đó và điều này xác nhận xu thế giảm.

Ngược lại, trong khoảng 2 tuần trở lại đây, biến động đồng đều của tháng 11 không còn nữa và bắt đầu có sự phục hồi khác nhau như đã thống kê phía trên. Mặc dù điều này không hàm ý rằng thị trường sẽ bắt đầu bước vào một xu thế tăng trở lại, nhưng ít nhất cũng giúp xác nhận rủi ro giảm sâu hơn là thấp vì động lực khiến giá giảm đã có sự phân hóa. Nhiều blue-chips dường như đã “giảm đủ” và bằng chứng là giá đã không rơi sâu thêm mà đang đi ngang và tăng dần.

đồ thị chứng khoán
Diễn biến của HsxMidcap (đường đậm màu trắng) có độ trễ so với VN-Index (đường màu đỏ) cho thấy các cổ phiếu trung bình vẫn chưa điều chỉnh lớn, trong khi Hsx30 điều chỉnh trùng khớp với VN-Index. điều này hàm ý rằng các blue-chips có thể ổn định trước các cổ phiếu khác.
Chốt NAV – động lực ngắn hạn

Tuần giao dịch áp chót của năm 2015 đã diễn ra những biến động mới khá tích cực như nói ở trên. Đồng thời, tuần cuối năm có thể các blue-chips còn diễn biến tích cực hơn, nhờ động lực chốt giá trị danh mục đầu tư của các tổ chức.

Các tổ chức đầu tư thường chốt giá của danh mục đầu tư để tính giá trị tài sản ròng (NAV) như một thành tích của năm cũ. Cũng không khác nhiều lắm so với nhà đầu tư cá nhân, nếu như danh mục tăng trưởng tốt hoặc “đánh bại” thị trường theo hướng giảm thấp hơn chỉ số chung được coi là thành công.

Việc các tổ chức đẩy giá lên vào dịp cuối năm là chuyện bình thường và đã diễn ra nhiều lần. Khả năng rất lớn là năm nay cũng không ngoại lệ. Thậm chí việc giá nhiều blue-chips mạnh lên trong 2 tuần qua cũng được cho là có hiệu ứng sớm của việc đẩy giá này.

Nói chung mọi việc vẫn chỉ là phỏng đoán, nhưng xác suất xảy ra là không nhỏ. Thêm nữa, việc đẩy giá cổ phiếu trong một xu thế giảm có quán tính cao bao giờ cũng khó khăn hơn việc đẩy giá sau khi giá đã giảm rất sâu. Chẳng hạn việc mua chặn đà giảm của tháng 11 vừa rồi sẽ vất vả và tốn kém hơn nhiều so với giai đoạn 2 tuần gần đây, khi giá chủ yếu là đi ngang với thanh khoản thấp.

Chờ động lực thật sự

Câu chuyện chốt NAV nếu xảy ra, cũng chỉ là việc thêm “mắm muối” vào những biến động ngắn hạn lúc này. Giá có phục hồi trên cơ sở động lực ngắn hạn như vậy cũng chưa có gì đảm bảo tính bền vững. Thị trường cần những động lực thực sự.

Ít nhất lúc này thị trường đang quan ngại câu chuyện tỷ giá và khối ngoại bán ròng. Áp lực tăng tỷ giá vẫn còn nguyên và độ kỳ vọng của thị trường vào điều chỉnh tỷ giá vẫn lớn. Cũng giống như việc điều chỉnh lãi suất của FED trước đó, khi thị trường cứ chờ đợi thì không có động lực nào để tăng trưởng cả.

Thứ hai là lực hỗ trợ cơ bản với kết quả kinh doanh quý 4/2015. Trong một thị trường bình thường, kỳ vọng sẽ dẫn đến những phản ứng sớm trong giao dịch. Giá thường tăng trước khi có công bố báo cáo tài chính. Điều đó vẫn chưa xảy ra vào thời điểm cuối tháng 12, nhưng nếu áp lực được giải tỏa, có thể xuất hiện trong tháng 1.

Dấu hiệu rõ nhất của sức ép tâm lý chờ đợi chính là thanh khoản. Mức giao dịch đang quá thấp chứng tỏ nhà đầu tư vẫn nắm giữ tiền mặt là chính. Chừng nào xuất hiện đủ kỳ vọng để thúc đẩy khối lượng tiền mặt đó chảy vào thị trường thì đó mới là động lực thật sự.

Trọng Nghĩa

作者:Thể thao
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜