【k+ sport 1 trực tuyến】Mổ xẻ nghịch lý lương tối thiểu

World Cup 2025-02-04 12:21:46 886

Sau nhiều phiên họp xuất hiện ý kiến nhiều chiều,ổxẻnghịchlýlươngtốithiểk+ sport 1 trực tuyến ngày 6-8 vừa qua, với 64,3% số phiếu đồng thuận, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã nhất trí với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2015 300.000-400.000 đồng, mức tăng dao động trong khoảng 15% so với năm 2014. Nếu nhìn tổng thể bức tranh lương và mức sống của người dân trong nhiều năm qua thì vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề cần được mổ xẻ.

Lương tăng chậm hơn chi tiêu

Theo nghiên cứu của Viện Công nhân, công đoàn Việt Nam, mức lương như hiện nay chỉ đáp ứng được 67%-70% mức sống tối thiểu của người lao động, bất chấp lương tối thiểu liên tục tăng trong hàng chục năm qua. Nhìn lại giai đoạn 2010, theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính bình quân, lương tối thiểu vùng tăng 9,9%. Trong khi đó, Tổng cục Thống kê cho thấy tính chung cả nước, chi tiêu theo giá năm 2010 bình quân mỗi người một tháng đạt 1.211.000 đồng, tăng 52,8% so với năm 2008, bình quân mỗi năm tăng 23,6%.

Như vậy nếu đặt mức lương tối thiểu bên cạnh thước đo chi tiêu tối thiểu sẽ thấy sự bất cân xứng, xuất phát từ nhiều yếu tố như tỉ lệ lạm phát, giá nhu yếu phẩm, thực phẩm, giá dịch vụ cũng liên tục tăng trong nhiều năm qua.

Lương tối thiểu tăng cùng giá cả thị trường thì đời sống công nhân cũng vẫn còn chật vật. Ảnh: HTD

 Điển hình như lĩnh vực giáo dục. Những năm qua, các thống kê cho thấy phần đóng góp của phụ huynh học sinh có xu hướng tăng dần, không chỉ bao gồm học phí, các khoản đóng góp chính thức và không chính thức nộp trực tiếp cho trường mà còn phải tính cả các khoản chi ngoài trường như học thêm, lễ tết thầy cô...

Chi phí y tế cũng tạo ra những gánh nặng tương đối lớn. Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2014 đến nay, đã có 14 địa phương trình UBND, HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tăng lên. Đó là chưa kể giá điện, nước, xăng, phí đi lại,… cũng đua nhau “leo thang” trong nhiều năm trước bối cảnh doanh nghiệp khó khăn, thất nghiệp gia tăng cũng khiến người dân nhiều phen lận đận.

Cuộc sống người lao động vẫn quá bấp bênh

Chị Đinh Thị Kim Yến, là công nhân một công ty may ở Bình Dương, kể tầm ba năm về trước, với mức thu nhập hằng tháng lương cơ bản tối thiểu vùng khu vực tỉnh Bình Dương là 1.517.000 + tiền phụ cấp + tiền tăng ca thì mỗi người thu nhập khoản 3.300.000 đến 3.500.000. Lúc này đời sống giá cả vật chất bình ổn, giá cả các mặt hàng, tiền sinh hoạt phí, tiền học cho con, tiền nhà cửa thời điểm này chưa cao. Ví dụ như tiền học cho con chỉ có 550.000 đồng/tháng, tiền nhà 450.000 đồng/tháng, tiền ăn một ngày cho gia đình bốn thành viên khoảng 35.000 đồng/bữa ăn. Như vậy trừ những khoản chi hằng tháng thì vợ chồng chị có thể tích góp được tầm 1 triệu/tháng.

Tuy nhiên, tính ở thời điểm hiện tại, mức lương cơ bản tối thiểu vùng khi Bình Dương lên khu vực I là 3.035.000 đồng, cộng phụ cấp, tăng ca thì tổng thu nhập khoảng 5.000.000-5.500.000 đồng. Mặc dù thu nhập có cao hơn nhưng tiền học cho con 1.000.000 đồng/tháng; tiền nhà tăng lên mức 900.000 đồng/tháng; thực phẩm và nhu yếu phẩm tăng giá nên tiền ăn một ngày cho gia đình phải từ 70.000 đến 80.000 đồng/bữa ăn. Vì vậy dù lương tăng nhưng đời sống người lao động vẫn gặp nhiều khó khăn hơn.

Trường hợp chị Trần Diễm Chi, nhân viên kinh doanh công ty in (Tân Bình), cũng cho biết người lao động tại cơ quan chị cũng sống rất bấp bênh. Chị chia sẻ cuối năm 2012, tổng thu nhập của chị là 3.500.000 đồng, giá phòng thuê là 600.000 đồng/tháng, giá điện là 2.500 đồng/kw năm 2012. Đi chợ giá các mặt hàng cũng tương đối rẻ, như một ký cà chua khoảng 10.000 đồng, bó mồng tơi 4.000-5.000 đồng… Mỗi tháng dư cũng được năm bảy trăm ngàn.

Đến năm 2013 thì lương tăng lên mức 4 triệu đồng. Nhưng lúc đó giá phòng cũng tăng lên 800.000 đồng/tháng, giá điện tăng lên 3.000 đồng/kw. Giá điện cũng ăn theo từng năm, từ 2.500 đồng/kw năm 2012 lên 3.000 đồng/kw năm 2013 và đến nay là 3.500 đồng/kw. Với những chi phí đó thì mỗi tháng vừa đủ trang trải chứ không dư nữa.

Trong khi đó, anh Hoàng Phi Vũ - nhân viên giao hàng (Bình Thạnh) tâm sự: “Lương mới xét ra có tăng 300.000-400.000 đồng nhưng có thấm vào đâu khi giá xăng dầu, các dịch vụ khác cũng ăn theo liên tục”. Hồi năm 2010 giá xăng chỉ 16.400 đồng, giá các dịch vụ hàng hóa khác như giá gửi xe hai bánh 2.000 đồng/lượt thì nay giá xăng lên 25.000 đồng/lít, giá giữ xe đến 5.000 đồng/lượt, thậm chí có nơi 10.000 đồng. Tiền học, tiền ăn của con cái trong nhà cũng tăng theo nên dù lương có tăng thì đời sống cũng vậy, thậm chí chật vật hơn.

Tăng lương tối thiểu vùng: Lo ngại sẽ tăng thất nghiệp

本文地址:http://game.marimbapop.com/html/983b296906.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7

Nghi vấn Vingroup bán Vinmec và Vinschool, đại diện tập đoàn nói gì?

IFC tài trợ 70 triệu USD cho ngành kho vận Việt Nam

Còn vùng lõi nghèo, Chính phủ đề nghị tiếp tục Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025

Quốc hội Peru phê chuẩn Hiệp định CPTPP

Quy trình kiểm tra nghiệm thu và COD của dự án điện gió để kịp hưởng giá cao

Cần Thơ miễn, giảm giá tiêu thụ nước sạch trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID

友情链接