【bong anh】Nhà giáo và những hành động đẹp
Giáo viên Trường THPT Gia Hội làm dung dịch rửa tay khô phục vụ cộng đồng
Tấm lòng nhà giáo
Thầy giáo Trần Văn Anh,àgiáovànhữnghànhđộngđẹbong anh Trường THCS Phong Hòa, huyện Phong Điền là một trường hợp tiêu biểu. Từ lâu, thầy giáo trẻ này được biết đến là người có niềm đam mê giúp đỡ người nghèo.
Năm 2015, thầy giáo Anh lập địa chỉ facebook với tên “Người đi xin”. Để thuyết phục nhiều người tham gia, thầy viết những bài kể về những mẹ già neo đơn, các em học sinh mồ côi, những hoàn cảnh mắc bệnh hiểm nghèo... Thầy giáo Trần Văn Anh cho biết: “Rong ruổi tìm nguồn hỗ trợ người nghèo, tôi nhận ra trong xã hội có nhiều tấm lòng hảo tâm ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp”.
Đến nay, thầy giáo Trần Văn Anh đã lập được quỹ hỗ trợ thường xuyên cho hơn 100 người già neo đơn sống tại Phong Điền, Nam Đông, A Lưới và thị xã Hương Trà. Với chuyên mục “Chung tay vì học sinh mồ côi”, thầy tìm được hàng trăm suất quà cho các em học sinh nghèo, mồ côi học khá, giỏi ở các huyện Phong Điền, Nam Đông, A Lưới và Hải Lăng (Quảng Trị). Đã có hàng chục học sinh không phải bỏ học từ tấm lòng của người thầy.
Cô giáo Hồ Thị Him công tác tại Trường mầm non Hồng Thủy, huyện A Lưới là điển hình cho tinh thần vượt khó, tận tâm với nghề. Là cô giáo nuôi dạy trẻ, cô Hồ Thị Him luôn chủ động thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và định hướng nhân cách cho trẻ, tích cực góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện.
Đổi mới phương pháp dạy và học trong trường học
Vợ chồng cô giáo Him dành dụm số tiền lương hàng tháng để mua đất trồng rừng, nuôi lợn, nuôi bò sinh sản kiếm thêm thu nhập; mạnh dạn đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt, với mục tiêu đưa đời sống kinh tế ngày càng phát triển ổn định hơn. Đến nay, gia đình cô Him có hơn 300 con gia súc, 11 ha rừng kinh tế, 3 sào lúa nước, đem lại thu nhập hàng năm trên 200 triệu đồng.
Gia đình cô giáo Hồ Thị Him luôn gương mẫu đi đầu trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các phong trào ở địa phương; gần gũi và gắn bó mật thiết với Nhân dân.
Biểu dương, nhân rộng điển hình
Trong 5 năm qua, toàn ngành GD&ĐT tỉnh có 6 cá nhân được Bộ GD&ĐT vinh danh gương điển hình trong học tập Bác. Đó là cô Lê Thị Vĩnh Quân, giáo viên Trường tiểu học Thuận Thành (TP. Huế); thầy Trần Ngọc Tuấn, giáo viên Trường THCS Phan Thế Phương (Quảng Công - Quảng Điền); thầy Tôn Thất Viễn Tương, Trưởng phòng Giáo dục Trung học Sở GD &ĐT; cô Trương Thị Đoan Trang, Tổ trưởng Tổ vật lý Trường THPT chuyên Quốc Học; cô Trương Thị Dung, giáo viên mầm non Hương Hữu (Nam Đông), cô Văn Thị Thu Hà, giáo viên mầm non Họa Mi (Quảng Điền). |
Thực hiện Chỉ thị số 05 - CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, ngành GD&ĐT Thừa Thiên Huế xác định tạo một số nội dung đột phá, tập trung thực hiện tốt chương trình, bám sát yêu cầu, kế hoạch của Tỉnh ủy và UBND tỉnh đề ra nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”.
Việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” ngày càng được triển khai rộng rãi, chuyển biến từ “lượng” sang “chất”. Mỗi thầy giáo, cô giáo thực sự là những tấm gương điển hình trong việc nêu cao vai trò, trách nhiệm trong sự nghiệp “trồng người”. Phong trào nghiên cứu khoa học trong cán bộ, giáo viên và học sinh toàn ngành càng được đẩy mạnh. Sở GD&ĐT tổ chức triển khai phong trào rộng rãi và đã kết nối với các nhà khoa học của Đại học Huế, các đơn vị làm khoa học trong công tác đánh giá các đề tài và được Bộ GD&ĐT đánh giá là tỉnh có thành tích về phong trào nghiên cứu khoa học. Trong 5 năm, toàn ngành có 320/615 đề tài đoạt giải, trong đó, có 22 đề tài dự thi quốc gia đoạt giải.
Cùng với việc “Dạy thực chất, học thực chất”, hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” của Bộ GD&ĐT, việc học tập và làm theo Bác ngày càng có sức lôi cuốn, thể hiện qua tinh thần “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, trở thành nội dung trọng tâm trong hoạt động dạy học ở mỗi trường học. Cuộc vận động cũng đã góp phần khơi dậy lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, lương tâm nhà giáo, tạo nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn tỉnh. Chất lượng đội ngũ nhà giáo ngày được nâng lên cả về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành, yêu nghề.
Bài, ảnh: An Nhiên
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/982f298481.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。