【tỉ số ajax】Luật Đấu thầu (sửa đổi): Giảm các trường hợp chỉ định thầu

时间:2025-01-10 11:19:22 来源:Empire777

Hài hòa yêu cầu quản lý và quyền tự chủ của doanh nghiệp

Luật Đấu thầu (sửa đổi) sau khi tiếp thu,ậtĐấuthầusửađổiGiảmcáctrườnghợpchỉđịnhthầtỉ số ajax chỉnh lý gồm 10 chương và 99 điều. Trong đó, Luật đã được rà soát, chỉnh lý phạm vi, đối tượng áp dụng luật, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa quy định của Luật Đấu thầu với các luật có liên quan.

Đồng thời, Luật quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn, nhất là các nội dung về thẩm quyền, trách nhiệm của các bên trong công tác đấu thầu, bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trong hoạt động đấu thầu, tạo niềm tin cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình triển khai hoạt động đấu thầu.

Luật Đấu thầu (sửa đổi): Giảm các trường hợp chỉ định thầu

Toàn cảnh phiên họp sáng 23/12

Luật Đấu thầu (sửa đổi) đã được rà soát quy trình, giảm thời gian đấu thầu, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh áp dụng đấu thầu qua mạng. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đấu thầu, nhất là vướng mắc trong đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư y tế thời gian qua.

Đồng thời, quy định rõ các hành vi bị cấm, các ưu đãi với doanh nghiệp trong nước, nâng cao tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế trong đấu thầu. Quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, bên mời thầu, bên dự thầu, góp phần hạn chế thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động đấu thầu, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đấu thầu…

Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Lê Quang Mạnh đã trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi). Trong đó, có tiếp thu, giải trình về một nội dung nhiều đại biểu Quốc hội góp ý là phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu đối với doanh nghiệp nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước.

Tại Kỳ họp thứ 5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã báo cáo Quốc hội 2 phương án quy định trong luật về nội dung này. Phương án 1 là giữ như phương án Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, theo đó, quy định đối tượng áp dụng chỉ bao gồm dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Phương án 2 quy định đối tượng áp dụng bao gồm dự án đầu tư của DNNN và doanh nghiệp có trên 50% vốn thuộc sở hữu của DNNN.

Qua tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường, UBTVQH tiếp thu theo hướng đảm bảo hài hòa giữa yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và quyền tự chủ của doanh nghiệp, không thu hẹp hoặc mở rộng đối tượng quá mức; một mặt, bảo đảm việc đấu thầu mang lại lợi ích kinh tế cho bên mời thầu, mặt khác, bảo đảm xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh, bình đẳng, công khai, minh bạch.

Theo đó, phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu bao gồm “Các gói thầu thuộc dự án đầu tư của DNNN theo quy định của Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp do DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ” như thể hiện tại điểm a khoản 2 Điều 2 của dự thảo Luật.

Luật Đấu thầu (sửa đổi): Giảm các trường hợp chỉ định thầu
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh

Bỏ quy định về lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt

Về nội dung lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 có quy định về “lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt” tại khoản 3 Điều 34. Một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị không quy định về lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, một số ý kiến cho rằng, việc áp dụng cơ chế đặc biệt để lựa chọn nhà đầu tư là cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh chưa thể lường trước được trong tương lai.

Qua xem xét, UBTVQH nhận thấy, Luật Đất đai hiện hành và dự thảo Luật Đất đai đang sửa đổi không quy định việc đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư áp dụng đối với các dự án đầu tư có liên quan đến an ninh, quốc phòng, vì vậy, việc quy định về nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt tại dự thảo Luật Đấu thầu là chưa thống nhất với dự thảo của Luật Đất đai.

Dự thảo Luật hiện cũng còn nhiều yếu tố không bảo đảm tính minh bạch, chưa rõ ràng về quy trình, thủ tục, tiềm ẩn nguy cơ có thể bị lợi dụng chính sách, đặc biệt đối với các dự án đầu tư có sử dụng đất để kinh doanh thương mại. Hơn nữa, cho đến nay chưa có tiền lệ áp dụng cơ chế này. Vì vậy, tiếp thu ý kiến đại biểu, UBTVQH bỏ quy định về lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt tại khoản 3 Điều 34 của dự thảo Luật.

Giảm các trường hợp chỉ định thầu

Liên quan đến hình thức chỉ định thầu, tiếp thu ý kiến đại biểu, UBTVQH cũng chỉ đạo cơ quan thẩm tra phối hợp với cơ quan soạn thảo rà soát, chỉnh lý theo hướng giảm một số trường hợp chỉ định thầu. Bên cạnh đó, rà soát, bổ sung Điều 23 của dự thảo Luật chỉnh lý, luật hóa một số trường hợp lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đã được quy định tại Quyết định số 17/2019 của Thủ tướng Chính phủ được áp dụng hình thức chỉ định thầu.

Đối với ý kiến đề nghị mở rộng chỉ định thầu, UBTVQH cho rằng nếu tăng cường áp dụng chỉ định thầu thì trong một số trường hợp có thể dẫn đến tình trạng “xin - cho”, làm giảm tính cạnh tranh do nhà thầu không thân quen với chủ đầu tư sẽ không có cơ hội được tham dự thầu, doanh nghiệp nhỏ sẽ khó có cơ hội cạnh tranh.

Ngoài ra, hiện nay đấu thầu qua mạng đang được đẩy mạnh với thủ tục đơn giản, tiết kiệm thời gian nên việc mở rộng chỉ định thầu là không cần thiết. Vì vậy, UBTVQH xin được giữ quy định như dự thảo luật, không mở rộng thêm các trường hợp chỉ định thầu.

推荐内容