Tết Đoan Ngọ còn có một cái tên khác là "tết giết sâu bọ"
"Giết sâu bọ" ở đây mang một ý nghĩa đơn thuần là dưỡng sinh. Nếu như người xưa lên cỗ máy thời gian đến hiện tại,ốnđiềunênlàmvàongàytếtĐoanNgọnhận định giải vô địch quốc gia đức cùng chúng ta đón ngày tết Đoan Ngọ, họ sẽ dặn dò chúng ta điều gì? Chúng ta hãy cùng khám phá!
Vận động vừa phải
Đón tết Đoan Ngọ, các hoạt động vui chơi, thể thao cũng rất quan trọng. Đua thuyền, bơi lội, leo núi ngắm cảnh... rất phù hợp với ngày này. Nhưng cũng nên vận động vừa phải, toát mồ hôi sẽ có lợi đối với cơ thể chúng ta.
Xua tà độc
Tết Đoan Ngọ nằm giữa tiết Mang chủng và Hạ chí, lúc này thời tiết ẩm nóng, vạn vật sinh trưởng, cây cối xanh tươi. Bên cạnh đó các loại côn trùng muỗi mắt, ruồi nhặng, dịch bệnh cũng sinh sôi nảy nở.
Người xưa có câu: "tết Đoan Ngọ, thời tiết nóng, ngũ độc tỉnh, khó yên ổn". Cho nên vào ngày này, nhà nhà đều cắm cành lá ngải, cây xương bồ ở cạnh cửa, hoặc treo trong phòng. Có người dùng lá ngải, xương bồ đun nước tắm gội, và rắc trước sau nhà ở. Có người ăn rượu nếp hoặc bôi rượu trực tiếp lên vết côn trùng độc cắn. Cách làm thì rất phong phú và đa dạng, nhưng mục đích chính là để xua hại, trừ bệnh, cát lợi, khỏe mạnh.
Tâm thanh tịnh
Mùa hè thấp nhiều, nhiệt nhiều, dương khí cũng vượng. Lúc này, thần nên an, tâm nên tịnh. Tâm hồn thoải mái, không mang tạp niệm, làm việc sẽ thư thái, hiệu quả. Sáng ngủ dạy sớm, hít thở không khí trong lành, buổi trưa ngủ một giấc vừa phải để thư giãn tinh thần,tăng cường thể lực. Bên cạnh đó cũng nên ăn uống thanh đạm.
Phòng cảm nắng
Mùa hè nhiệt độ cao, thời tiết oi bức khó chịu, phòng cảm nắng là việc rất cần thiết. Nhưng cũng không nên sợ nắng quá mức. Xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàng là quy luật của tự nhiên, cơ thể con người nên thích ứng với quy luật tự nhiên này. Nếu trời nóng suốt ngày ở trong mát, "hệ thống chống nắng" của cơ thể sẽ không được rèn luyện, lâu dần chức năng bị suy thoái, bất lợi cho sức khỏe.
Hân Hân