当前位置:首页 > Cúp C2

【xem. bong da truc tuyen】Cải thiện chính sách để tạo động lực phát triển doanh nghiệp

Theảithiệnchínhsáchđểtạođộnglựcpháttriểndoanhnghiệxem. bong da truc tuyeno ông Jeffrey Pirie, Phó Tổng giám đốc phụ trách Dịch vụ Tư vấn Tài chính doanh nghiệp (DN) của Deloitte khu vực Đông Nam Á, thể chế đóng vai trò quan trọng trong phát triển của nền kinh tế. Nếu thể chế không tốt thì càng có nhiều sự cạnh tranh, thách thức hơn và kéo theo sự chậm phát triển của hạ tầng nền kinh tế. Ông Jeffrey Pirie cho rằng, Việt Nam đang ở vị thế rất tốt, là nước được hưởng lợi nhiều về kinh tế khi hội nhập song nếu vẫn duy trì cách làm như cũ thì những hiệu quả thu được từ hội nhập không cao.

Cải thiện chính sách để tạo động lực phát triển doanh nghiệp
Cải thiện năng suất lao động là việc cần làm ngay của các doanh nghiệp Việt

Bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cho hay, thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải khắc phục là tăng năng suất lao động. Nếu chỉ dựa vào lao động giá rẻ để tăng trưởng kinh tế thì không đạt sự bền vững. Tăng năng suất cũng chính là nguyên liệu chính để tăng trưởng GDP. Thế nhưng, đây lại là yếu tố đáng lo ngại nhất của Việt Nam hiện nay. Bởi lẽ, tốc độ tăng năng suất suy giảm cũng là thách thức lớn nhất để đạt những khát vọng thu nhập đến năm 2035 mà Việt Nam đề ra là tăng trưởng gấp 10 lần năm 2015. Song, nhìn lại quá trình phát triển 10 năm qua của Việt Nam cho thấy, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc vào hai yếu tố là tích lũy vốn và nhân công giá rẻ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, đó là phân bổ và phân công lao động không hiệu quả; thể chế lại chưa hoàn thiện, cơ chế cho DN tư nhân vẫn còn yếu và nguồn vốn, đất đai cũng chưa đáp ứng được. Do đó, Việt Nam cần có chính sách bảo hộ quyền cạnh tranh, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho khu vực DN trong nước.

Đối với việc tăng năng suất lao động, bà Victoria Kwakwa cho rằng, cần hỗ trợ kỹ năng cho người lao động. Để có thể làm được điều này, cần có các chương trình đào tạo; xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa DN với trường nghề, trường đạo tạo; đưa định hướng kinh doanh của DN vào định hướng phát triển chung của nền kinh tế quốc gia. Đồng thời, DN phải có chiến lược hoạt động, xem việc đẩy mạnh các mối liên kết với DN FDI là mục tiêu, đây là một trong những yếu tố mang lại hiệu quả lâu dài.

Theo ông Bùi Quang Vinh - Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để tham gia vào các chuỗi liên kết với DN FDI, đòi hỏi DN Việt Nam phải nâng cao năng suất lao động nhằm theo kịp tốc độ sản xuất của các đối tác. Bên cạnh đó, cộng đồng DN trong nước hãy đồng lòng để chỉ ra những điểm yếu của cơ quan nhà nước, sự nhũng nhiễu của cơ quan quản lý, cùng kiến nghị hướng tới việc hoàn thiện hơn.

分享到: