Trụ suy yếu Lực lượng “chủ công” có nhiệm vụ đưa VN-Index vượt 1.000 điểm lộ diện rất sớm trong phiên này. VIC,éotrụkhôngđủthứ hạng của indian super league VHM, SAB vừa vào phiên đã tăng giá vùn vụt. SAB tăng cao nhất tới 2,64%, VIC tăng 2,12%, VHM tăng 2,27%. VN-Index mở cửa đã qua ngưỡng 1.000 điểm nhưng rồi trội sụt rất nhiều lần trong phiên. Có lúc chỉ số này rơi trở lại 966,8 điểm. Các cổ phiếu vốn hóa lớn khác như VCB, BID, GAS cũng luân phiên tăng để nâng đỡ chỉ số. Đến cuối cùng, nhóm blue-chips đã “sảy chân” khiến VN-Index mất ngưỡng 1.000 điểm, đóng cửa chỉ còn 999,94 điêm. Đây có thể chỉ là sai sót về giá rất nhỏ. VHM đóng cửa tụt giảm 0,36% so với tham chiếu. VIC cũng để mất vài giá, chỉ còn tăng 1,54%. VCB cũng tụt mất một chút, còn tăng 1,19%. SAB rơi khá mạnh, co hẹp mức tăng còn 1,59%... Nói chung trong nhóm trụ đã từng đưa VN-Index qua mốc 1.000 điểm trong phiên thì chỉ có VHM là chốt đỏ. Tuy nhiên mức tăng ở VN-Index cũng thể hiện sự suy yếu nhiều trong nhóm blue-chips cũng như cổ phiếu nói chung. Khi chỉ số này vượt 1.000 điểm, thị trường cũng không khởi sắc một cách rõ rệt. Mức cao nhất VN-Index chạm tới cũng chỉ là 1.002 điểm. Trong khi đó VN30-Index tăng cả phiên chỉ đúng 1 điểm, hay 0,11%. Chỉ số này không có tác dụng vốn hóa nhiều bằng VN-Index nên phản ánh rõ nét sự suy yếu của các cổ phiếu dẫn dắt. Nhóm blue-chips VN30 kết thúc phiên có 17 cổ phiếu tăng giá và 12 cổ phiếu giảm giá. Tuy số tăng nhiều hơn nhưng mức tăng rõ nét cũng chỉ dồn vào nhóm trụ: BID, SAB, VCB, VIC là 4 trụ duy nhất còn tăng được hơn 1%. Ngoài ra có VPB, SSI, VRE, còn lại đều tăng yếu. Thậm chí thị trường còn tỏ ra yếu ở nhiều cổ phiếu khác: Chỉ số VNMidcap giảm 0,45%, VNSmallcap tập hợp các mã đầu cơ nhỏ cũng chỉ tăng 0,02%. Vẫn có một số cổ phiếu đầu cơ tăng tốt như LHG, HNG, VRC, CVT nhưng phần lớn tăng yếu dưới 3%. VN-Index không vượt được 1.000 điểm không phải do ngưỡng kháng cự này mạnh mà chủ yếu do nhà đầu tư chốt lời mạnh tay ở nhiều cổ phiếu. Hầu hết các mã lớn còn tăng mạnh như VCB, VIC, SAB hay BID cũng đã bị bán nhiều và tụt giá về cuối phiên. Riêng VHM bị chốt cực mạnh khiến giá giảm tới 2,6% so với mức đỉnh và đóng cửa dưới tham chiếu. HPG giao dịch khủng Phiên hôm nay nhà đầu tư dồn sự chú ý vào HPG sau khi có thông tin quỹ PENM III đăng ký bán toàn bộ hơn 76,5 triệu cổ. HPG tăng giá quá nhiều nên nhà đầu tư chốt lời là bình thường, thông tin quỹ này bán khối lượng lớn chỉ là giọt nước tràn ly. HPG sụt giảm mạnh 5,07% hôm nay với khối lượng kỷ lục gần 59,7 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị giao dịch hơn 2.135 tỷ đồng bao gồm cả thỏa thuận. Nhà đầu tư nước ngoài mới bán ròng gần 5,1 triệu HPG hôm nay, có nghĩa là sức ép chính vẫn chưa xuất hiện. Dù vậy thanh khoản quá lớn ở cổ phiếu này cho thấy nhà đầu tư vẫn chấp nhận mua vào mạnh mẽ. Giao dịch khổng lồ ở HPG cũng không cứu vãn được thanh khoản hôm nay. Khối lượng khớp lệnh hai sàn vẫn giảm 11% so với hôm qua, giá trị khớp giảm 10,9%. Như vậy có thể nhà đầu tư đã giảm mua một chút. Mức giao dịch vượt 10.800 tỷ đồng hai sàn vẫn là con số rất lớn. VN-Index kết thúc phiên hôm nay tuy rơi xuống 999,94 điểm nhưng khả năng vượt 1.000 điểm vẫn không có gì thay đổi. Mức chênh lệch là không đáng kể và chỉ cần một vài cổ phiếu lớn tăng nhẹ ngày mai là vẫn thành công. Tuy vậy áp lực bán không liên quan nhiều đến việc VN-Index trên hay dưới 1.000 điểm. Nhà đầu tư hôm nay vẫn chốt lời mạnh kể cả khi VN-Index chạm tới 1.002 điểm. Liên tục các phiên giao dịch có thanh khoản cực lớn trùng với việc VN-Index tiến gần tới mốc 1.000 điểm nhưng không có nghĩa là nhà đầu tư canh chỉ số 1.000 điểm để bán ra. Rất nhiều cổ phiếu đang tiến vào vùng đỉnh kháng cự mạnh và nhà đầu tư muốn bảo toàn lợi nhuận mới là điều quan trọng nhất.
Khánh Nhi |