DN khai lỗ chiếm trên 31% Những năm gần đây cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,ệpFDIkhailỗcònphổbiếsoi kèo empoli hôm nay dòng vốn FDI vào TP.HCM đã tăng lên đáng kể và có đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng của kinh tế thành phố. Hiện số vốn FDI đã đầu tư vào TP.HCM đạt 40,99 tỷ USD, với 6.485 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực. Theo Ban quản lý các Khu chế xuất – Khu công nghiệp (KCX-KCN) TP.HCM, tính đến ngày 31/12/2016, chỉ tính riêng tại 17 KCX-KCN của thành phố đã có 535 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với vốn đăng kí trên 5,4 tỷ USD. Trong đó, riêng trong năm 2016, tổng vốn đầu tư thu hút tại các KCX-KCN đạt gần 226 triệu USD, trong đó đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 22 dự án mới với vốn đăng kí gần 65 triệu USD, đã điều chỉnh 144 dự án đang hoạt động, trong đó có 32 dự án tăng vốn với vốn điều chỉnh tăng gần 191 triệu USD. Đa phần các dự án đầu tư nước ngoài đều được triển khai theo đúng các nội dung đã đăng ký, tạo việc làm cho 200.000 lao động, tổng kim ngạch XK năm 2016 đạt gần 6 tỷ USD, tổng kim ngạch NK đạt hơn 5 tỷ USD. Có thể thấy việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển các KCX-KCN nhanh và bền vững. Tuy nhiên, kèm theo đó cũng dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh trong công tác quản lý các dự án đầu tư nước ngoài sau đăng ký thành lập. Nhiều DN FDI hoạt động thua lỗ nhiều năm thậm chí lỗ vượt vốn điều lệ nhưng doanh thu các năm đều tăng và vẫn tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất. Theo thống kê của Ban quản lý các KCX-KCN TP.HCM, trong 3 năm gần đây từ 2013 đến 2015, tình trạng kê khai lỗ kinh doanh của các DN FDI tại các KCX-KCN tại TP.HCM tương đối lớn, với tỉ lệ bình quân chiếm khoảng trên 31%. Tỷ lệ DN FDI kê khai lỗ và có số lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ chiếm khoảng gần 16% trong tổng số các DN đang hoạt động. Theo bà Tạ Chu Uyên Nguyên, Phó trưởng phòng Quản lý DN, Ban Quản lý các KCX-KCN TP.HCM, bên cạnh những nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng bởi nền kinh tế thế giới không ổn định và các rủi ro khác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh còn có các nguyên nhân chủ quan như DN ghi nhận doanh thu, tính toán lãi lỗ không minh bạch, rõ ràng, công tác sổ sách kế toán thực hiện theo sự điều chỉnh của công ty mẹ ở nước ngoài là nâng chi phí đầu vào (nhập nguyên liệu, máy móc thiết bị, quảng cáo, lãi vay… từ công ty mẹ) và hạ giá bán đầu ra (bán lại sản phẩm cho công ty mẹ hoặc công ty liên kết với giá thấp hoặc bằng giá vốn). Ngoài ra, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài phần lớn là thực hiện gia công sản phẩm, tỉ lệ nội địa hóa thấp do ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước còn yếu, nguyên vật liệu đầu vào phải NK dẫn đến tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Nhiều khó khăn Tình trạng các DN FDI khai lỗ và có dấu hiệu chuyển giá là khá phổ biến, tuy nhiên công tác chống chuyển giá của cơ quan chức năng lại đang gặp phải không ít khó khăn. Ông Phan Phùng Hưng, Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng, Cục Thuế TP.HCM cho biết, thời gian qua các hành vi chuyển giá của DN FDI để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế đang diễn ra tại TP.HCM dưới nhiều hình thức, phương thức tinh vi với mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, để phát hiện chính xác những hành vi chuyển giá này không phải là vấn đề dễ dàng. Muốn chống được chuyển giá phải có biện pháp tìm ra bằng chứng mới truy thu được. Theo ông Phan Phùng Hưng, câu chuyện chống chuyển giá không chỉ là của Việt Nam mà còn của khu vực và quốc tế, vì muốn kiểm tra được vấn đề đó thì phải biết giá đầu vào cùng một mặt hàng khi chuyển vào Việt Nam cũng như chuyển vào các nước khác. Điều này đòi hỏi cơ quan Thuế phải tiếp cận được những số liệu mà công ty mẹ báo cáo với nước chủ nhà, có phân tích, đối chiếu với những số liệu của chi nhánh hoạt động tại Việt Nam để phát hiện ra những lỗ hổng như nâng giá đầu vào, dìm giá sản phẩm của đầu ra của chi nhánh ở Việt Nam, phân bổ những chi phí không hợp lý ở quảng cáo và quản trị để tạo ra tình trạng thua lỗ nhiều năm. Tuy nhiên, cơ quan Thuế các nước cũng bảo vệ DN của họ nên có được các thông tin này là rất khó. Theo ông Phan Phùng Hưng, tuy chính sách quản lí thuế đối với hoạt động chuyển giá trong giai đoạn vừa qua đã có những thay đổi tích cực cả về mặt pháp lý và thực tế ứng dụng, nhưng việc thu thập các thông tin để chứng minh các DN có giao dịch liên kết đã khó thì việc thu thập thông tin để chứng minh một DN FDI có hoạt động chuyển giá lại khó khăn hơn nhiều do khuôn khổ pháp lý vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Sắp tới mới chỉ có được Nghị định về cách xử lý chuyển giá chứ chưa có được cấp pháp lý cao nhất là Luật Chống chuyển giá. Cơ quan Thuế từ cấp Tổng cục đến cấp tỉnh, thành phố vẫn chưa được trao quyền điều tra; hệ thống thông tin, dữ liệu về người nộp thuế vẫn ở trong giai đoạn hoàn thiện nhằm theo dõi sát những thay đổi về doanh thu, lợi nhuận của các DN. Bên cạnh đó, bộ máy cũng đang được thiết lập và kiện toàn. Mới đây, Tổng cục Thuế đã chính thức thành lập Phòng thanh tra giá chuyển nhượng. Đồng thời lực lượng thanh tra giá chuyển nhượng cũng được thành lập tại 4 cục thuế địa phương có nhiều rủi ro liên quan đến giá chuyển nhượng là Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai. Cơ quan Thuế cũng đang khẩn trương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để cố gắng đáp ứng yêu cầu khai thác, phân tích rủi ro và làm căn cứ để xác định giá thị trường đối với giao dịch liên kết. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu và liên thông dữ liệu, thông tin về DN FDI trong các cơ quan chức năng chưa được xây dựng có hệ thống, chưa có sự phối hợp đồng bộ, thông suốt trong kiểm soát chuyển giá và lực lượng chuyên theo dõi, kiểm soát chống chuyển giá vẫn đang trong giai đoạn đào tạo… cũng làm những khó khăn ảnh hưởng đến công tác chống chuyển giá của TP.HCM. Theo Cục Thuế TP.HCM, trong năm 2016, đơn vị đã thực hiện thanh tra 99 DN có giao dịch liên kết, truy thu được trên 116 tỷ đồng, giảm lỗ trên 871 tỷ đồng, giảm khấu trừ trên 1,3 tỷ đồng. Đặc biệt, nhiều DN mặc dù khai lỗ nhưng vẫn bị ấn định và truy thu với số thuế từ 2 đến 16 tỷ đồng/1 DN. |