【kết quả bóng đá giải hạng 2 anh】Phiếu tín nhiệm và quá trình đánh giá cán bộ thực chất
Ban Tổ chức Trung ương mới đây tổ chức hội nghị quán triệt,ếutínnhiệmvàquátrìnhđánhgiácánbộthựcchấkết quả bóng đá giải hạng 2 anh triển khai Quy định số 96 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị để chuẩn bị cho kỳ lấy phiếu tín nhiệm tới.
Có thể nói thực hiện Quy định số 96 là bước đột phá mới trong việc lấy phiếu tín nhiệm mà Đảng đã tiến hành trong những nhiệm kỳ vừa qua.
Đột phá vì từ nay việc lấy phiếu tín nhiệm là cơ sở quan trọng trong việc đánh giá, quy hoạch, sử dụng cán bộ. Nếu như trước đây, Quy định số 262 chỉ nêu phiếu tín nhiệm là một trong những kênh thông tin tham khảo quan trọng thì nay đã có một bước tiến mới, là cơ sở để bố trí sắp xếp cán bộ.
Bước chuyển này là bước nhảy vọt về chất của việc lấy phiếu tín nhiệm. Điều này thống nhất với các quy định mới của Đảng như Quy định số 41 của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, Thông báo số 20 của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật.
Chính những quy định mới của Đảng vừa qua có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó như những “điều luật” cụ thể rõ ràng, tạo nên những hành lang pháp lý giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Một số cá nhân có sai phạm đã phải tự nguyện xin nghỉ, tự nguyện từ chức cũng là căn cứ vào những quy định ấy.
Chỉ trong thời gian ngắn, một số Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị đã tự nguyện viết đơn xin nghỉ cho thấy những “điều luật” trên có ý nghĩa thực tiễn sâu rộng trong Đảng.
Đánh giá cao việc lấy phiếu tín nhiệm, tuy nhiên, theo bà Trương Thị Mai -Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, vẫn còn những hạn chế như một bộ phận người đứng đầu cấp ủy nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của việc lấy phiếu tín nhiệm, vẫn còn nể nang, dĩ hòa vi quý, tinh thần phê bình, tự phê bình chưa cao, có biểu hiện lợi ích nhóm. Đáng chú ý, còn một số cán bộ đạt phiếu tín nhiệm cao nhưng sau đó lại vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước.
“Trong quá trình thực hiện Quy định số 96 cần khắc phục triệt để vấn đề này. Nếu thực hiện không nghiêm thì chứng tỏ nghị quyết, quy định của Đảng chưa đi vào cuộc sống”, bà Trương Thị Mai nhấn mạnh.
Trước đó, trong Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2022, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho rằng: “Cần đánh giá đúng thực chất vì có thể những người ít va chạm, chịu khó quan hệ thì lại được ‘tín nhiệm’ cao hơn”.
Trước kia chỉ là “kênh tham khảo” mà còn có những hạn chế như vậy, thì lần này, với vai trò và ý nghĩa quan trọng của việc lấy phiếu tín nhiệm nếu làm không nghiêm sẽ khó đánh giá đúng. Việc đánh giá không đúng dẫn đến bố trí sai sẽ là nguy cơ cho dân, cho nước. Bởi những người được đánh giá là những người đứng đầu có vai trò đầu tàu, dẫn dắt, tổ chức mọi thắng lợi của một ngành, một địa phương…
Vì vậy, nói như bà Trương Thị Mai, phải nâng cao nhận thức trách nhiệm của cấp uỷ, mặt trận và các tổ chức xã hội, cần tham gia giám sát, vì “đây là căn cứ quan trọng để Đảng quy hoạch, bố trí, sử dụng những người có phiếu tín nhiệm cao, đồng thời có phương án bố trí, sắp xếp đối với người đạt tín nhiệm thấp”.
Việc Đảng cũng là việc dân. Đảng ta là Đảng cầm quyền, mọi thắng lợi của Đảng cũng là thắng lợi của dân tộc, thắng lợi của người dân. Việc hoàn thiện từng bước những quy định như trên sẽ có vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển của đất nước, từng bước giám sát, loại trừ những kẻ cơ hội, biến chất cũng như phát hiện, cổ vũ nhân tài.
Trách nhiệm của những lá phiếu tín nhiệm trong Đảng, và tới đây trong Quốc hội đều có vai trò to lớn. Ai vì dân, vì nước sẽ thể hiện ở sự tín nhiệm này. Và vì vậy đánh giá đúng cũng là thúc đẩy sự phát triển của đất nước.