NXB Giáo dục Việt Nam phát hiện hơn 500.000 bản sách bị in lậu | |
Sách lậu, sách giả bán công khai trên Shopee, Sendo, Lazada? | |
Bắt giữ 50.000 cuốn sách lậu trên địa bàn Hà Nội | |
Sách lậu vẫn công khai |
Sách của NXB Việt Nam bị in lậu. Ảnh: ĐH. |
Gian nan chống sách lậu
Kể về hành trình chống lại sách lậu, ông Nguyễn Văn Phước, Giám đốc First News - Trí Việt cho biết, năm 2011, sau hai tháng First News trực tiếp theo dõi và đã phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an TP Hà Nội đột kích phá vụ in lậu có số lượng hơn 10.0000 bản tại cơ sở gia công Huy Thi ở Hà Nội. Vụ sách lậu này đã được hàng chục nhà báo chứng kiến, đưa tin. Sau khi First News từ chối lời đề nghị bồi thường 100 triệu đồng của cơ sở Huy Thi và khởi kiện nhằm cảnh báo thực trạng sản xuất sách giả lúc bấy giờ, thì tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã xử First News thua kiện, còn Huy Thi trắng án. “Lý do trắng án 10.000 quyển sách đang làm giả tại cơ sở Huy Thi đã bị bắt trước khi tung ra thị trường nên không hề gây bất cứ thiệt hại nào, vì thế First News thua kiện và phải đóng án phí", ông Phước nói.
Theo Thái Hà Books, số sách của đơn vị bị làm lậu khoảng 150 đầu sách. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Thái Hà Books cho biết, có một cuốn sách về sức khỏe mà đơn vị này đã phải mua với bản quyền rất đắt và bán trên thị trường với giá phi thương mại vì lợi ích cộng đồng là 60.000 đồng/cuốn. Tuy nhiên, có nhà xuất bản đã in lậu bản sách đã được công ty ông mua bản quyền và bán với giá tới … 200.000 đồng.
Tương tự, bà Nguyễn Ngọc Linh, Giám đốc NXB Đại học Oxford tại Việt Nam kể dù lượng sách mà đơn vị mình xuất bản ở Việt Nam không nhiều nhưng có hàng triệu bản in giả ở khắp đất nước Việt Nam, gây thiệt hại rất lớn cho đơn vị. Trước tình trạng sách lậu, trước đây NXB này cũng đã tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng của Việt Nam để phát hiện các vụ làm và tiêu thụ sách lậu. “Tuy nhiên, trong một lần đi cùng các cơ quan chức năng xác định một cơ sở làm sách lậu, khi ra về tôi đã bị những kẻ phạm pháp kia thuê ‘giang hồ’ đe dọa. Kể từ đó, các nhân viên tại văn phòng của tôi không dám trực tiếp đi xác minh sách giả như trước đây mà chỉ dám gửi văn bản, thư từ, email”, bà Linh cho biết. Bà Linh ngậm ngùi: Chúng tôi rất buồn vì đã không can đảm hơn. Nhưng đó là chuyện an nguy của chúng tôi nên không có cách khác.
Nạn sách giả, sách lậu đe dọa nhà xuất bản
Theo con số thống kê của nhiều NXB thì những xuất bản phẩm bị in lậu ở Việt Nam là rất lớn, song khung hình phạt đối với các cơ sở in lậu, trùm in ấn phẩm lậu vẫn còn quá nhẹ.
Hiện First News có khoảng 1.000 đầu sách có giá trị, trong đó bán chạy khoảng 400 cuốn, nhưng đơn vị này đã phát hiện 686 đầu sách bị in lậu, bị làm giả, bị xâm hại bản quyền và bị vi phạm bản quyền. Đặc biệt, có nhiều bộ sách của First News như: Trọn bộ sách Hạt giống tâm hồn, Đắc nhân tâm, Quẳng gánh lo đi và vui sống… bị 16 "trùm in lậu" in lậu, làm giả. Không những thế nhiều kẻ in lậu còn để giá sách giả cao hơn sách thật sau đó dùng chiêu bài giảm giá để đánh lừa bạn đọc. “Chúng tôi phát hiện ra các sàn Thương mại điện tử bán sách lậu, sách giả và đã gửi cảnh báo nhiều lần đến tất cả các sàn bán sách online, nhưng dường như các sàn bán sách đó không hề quan tâm. Có nơi vô cảm nói rằng: Chúng tôi thuê cửa hàng bán thu 13%, không chịu trách nhiệm ai bán sách giả hay bất cứ cái gì hết”, ông Phước cho biết. Cũng theo ông Phước, công ty này đã phải đổi hàng ngàn cuốn sách thật lấy sách giả khi bạn đọc bức xúc phản ánh sách kém chất lượng, sai sót.
Từ năm 2010 đến nay, NXB Giáo dục Việt Nam phát hiện hơn 500.000 bản sách, hơn 100.000 đĩa CD và gần 8 tấn bán thành phẩm sách giáo dục bị in lậu, tàng trữ để tiêu thụ tại nhiều tỉnh thành. Những xuất bản phẩm giáo dục bị làm giả, đưa đi tiêu thụ phần lớn là Atlat địa lý, đĩa CD ROM nghe nhìn giáo dục, các bản sách điện tử (ebooks) của sách giáo khoa, sách tiếng Anh. Ông Lê Thành Anh, Phó Tổng giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam cho biết, việc tàng trữ, tiêu thụ xuất bản phẩm giả có xu hướng ngày càng tăng cả về phạm vi, quy mô. Ông Lê Thành An cũng chỉ ra nguyên nhân tình trạng in và xuất bản phẩm lậu tồn tại ngang nhiên và kéo dài nhiều năm qua với số lượng lớn như: Do lợi ích kinh tế từ việc in và tiêu thụ xuất bản phẩm lậu mang lại lớn; hệ thống văn bản pháp luật dù được cập nhật bổ sung, vẫn chưa đủ, chưa bao quát hết thực tiễn. Đặc biệt, khung hình phạt đối với hành vi này hiện vẫn thấp, chưa đủ nghiêm khắc.
Ông An dẫn chứng, tại Điều 344, Bộ Luật Hình sự 2015 quy định khung hình phạt tù và phạt hành chính khiến cho việc áp dụng, xử lí thường được chuyển sang phạt hành chính (từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng). Ngoài ra, điều này mới chỉ chế tài đối với hành vi in lậu mà chưa quy định đối với hành vi phát hành sách in lậu, sách giả. Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, tại điểm 7 Điều 24 ghi “Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi in xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản (in lậu). Tại điểm 5, Điều 27 cũng quy định “Phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng đối với hành vi tàn trữ phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép… từ 300 bản trở lên. “Trong khi, lợi nhuận từ việc in và tiêu thụ xuất bản phẩm lậu là hàng chục, hàng trăm tỉ đồng mỗi năm, thì những khoản phạt này là không đáng kể”, ông An nhấn mạnh.
Theo Thái Hà Books, tại Hà Nội sách lậu bày bán tại khu Trần Quốc Hoàn, Phạm Văn Đồng, đường Láng… Tại TP HCM, sách lậu được bán dọc các đường trung tâm như: Nguyễn Hữu Cảnh, Phạm Văn Hai, Điện Biên Phủ và một số nhà sách trên đường Trần Huy Liệu… Mỗi cửa hàng chỉ trưng bày khoảng 5-10 cuốn sách lậu (trà trộn vào sách thật), khi nào bán hết tự in lậu tiếp. Các hội chợ sách cũ, hội chợ sách tại các tỉnh, website thương mại điện tử là nguồn tiêu thụ sách lậu đáng kể. Giá sách lậu tăng cao hơn so với sách thật, để tăng chiết khấu cao cho hách hàng; Chất lượng giấy mỏng; Chất lượng in kém, mực in ruột kém, dễ mờ; Chất lượng gia công kém, gáy sách dễ bong tróc; Khổ giấy sách lậu nhỏ hơn so với sách thật; Nội dung bị thiếu, sai, xộc xệch; Không có tem của đơn vị xuất bản tại bìa 4… |