【kết quả trận atlante】“Chính sách không cần cao siêu mà cần sát sườn với DN”

  发布时间:2025-01-12 03:45:12   作者:玩站小弟   我要评论
PGS.TS. Phạm Hồng Chương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Đây là nhận định của PGS kết quả trận atlante。

chinh sach khong can cao sieu ma can sat suon voi dn

PGS.TS. Phạm Hồng Chương,ínhsáchkhôngcầncaosiêumàcầnsátsườnvớkết quả trận atlante Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Đây là nhận định của PGS.TS. Phạm Hồng Chương (ảnh), Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân khi trao đổi với Báo Hải quan về tác động của chính sách lên DN.

Xin ông cho biết tác động của nền kinh tế, nhất là cộng đồng DN trước những thay đổi về mặt chính sách?

Chính sách kinh tế về bản chất có những đặc thù khác với chính sách khác. Chính sách kinh tế đòi hỏi cần tuyên truyền công khai rộng rãi tới DN để tất cả mọi người phải hiểu biết và tận dụng chính sách đấy. Hơn nữa, thời gian tác động của chính sách kinh tế không phải có tác dụng ngay, mà phần lớn đòi hỏi độ trễ, cần thời gian thực hiện. Do đó, chính sách kinh tế phải mang tính chất dài hạn, đồng thời phải tiên lượng được, giúp DN phải thấy được chính sách này hướng đến cái gì, tác động ra làm sao, DN cần làm gì để tận dụng được ích lợi chính sách tạo ra. Chính vì vậy, chính sách kinh tế đòi hỏi phải có tính ổn định, dài hạn, đòi hỏi sự tiên lượng được, giúp DN hiểu và có thể triển khai thực hiện được.

Về mặt nguyên lý, chính sách kinh tế bất ổn và thiếu tính tiên lượng đều không có tác dụng, gây trở ngại cho DN. Vì tất cả chính sách đều nhằm tác dụng lớn nhất là nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, làm sao để DN hoạt động thuận lợi hơn. Ví dụ như trước đây, trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng của Việt Nam, chính sách lãi suất, tỷ giá luôn thay đổi khiến DN khó hoạt động, không thể vay vốn ngân hàng. Nhưng trong khoảng 5 năm gần đây, môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam tương đối ổn định, lãi suất dù chưa hạ như mong muốn của DN nhưng đã ổn định, tỷ giá ít biến động… là điều kiện cần thiết cho DN, nhất là trong hoạt động XNK.

Theo ông, chính sách kinh tế với DN của Việt Nam hiện nay như thế nào?

Các chính sách của Việt Nam ít có tính chất cản trở hoạt động của DN. Có thể có những quy định không thực sự thuận lợi, chưa phù hợp cản trở hoạt động của DN trong lĩnh vực kinh doanh cụ thể nào đó, nhưng phần lớn chính sách đều thiên về hướng Nhà nước tạo điều kiện cho DN hoạt động. DN kêu nhiều về giấy phép con… thì tùy lĩnh vực, nhưng cũng đang cắt giảm khá nhiều.

Nhưng vấn đề là các DN đòi hỏi cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, chi phí sản xuất kinh doanh… hợp lý thì Nhà nước chưa thực sự làm tốt, chưa kể người thực hiện chính sách còn gây khó khăn cho DN. Vì thế, hỗ trợ DN mới ở mức độ “không hỗ trợ nhưng cũng không cản trở”.

chinh sach khong can cao sieu ma can sat suon voi dn
Việt Nam có nhiều chính sách, chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho DN

Nguyên nhân nào để chính sách còn những bất cập như trên, thưa ông?

Đôi khi chính sách chịu tác động của nhiều nhóm lợi ích khác nhau. Ví dụ như chính sách về giao thông hay cấp đất… có thể đối tượng này tiếp cận dễ nhưng đối tượng khác lại không. Chính phủ không chỉ là người tạo dựng môi trường chung mà trong một số trường hợp là người quyết định, lựa chọn chính sách, không phải vì lợi ích của người thực hiện.

Việt Nam có nhiều chính sách, chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho DN. Nhưng những chính sách ấy có thực sự đi vào cuộc sống hay không, tạo thuận lợi cho DN… còn phụ thuộc vào người thực hiện chính sách. Nhiều chính sách của Nhà nước như chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ chẳng hạn cũng chưa làm được gì đáng kể cho các DN ngành công nghiệp hỗ trợ. Hay như câu chuyện về phát triển lĩnh vực bất động sản, không chỉ chính sách và còn nhiều vấn đề khác khiến lĩnh vực này tạo ra bong bóng, gây bất ổn cho nền kinh tế. Trong tương lai, có thể Việt Nam sẽ dựa chủ yếu vào phát triển ngành du lịch, nhưng ngành này có liên quan đến bất động sản. Vì thế, chính sách cho du lịch, quy hoạch đất đai cần được tôn trọng và có tính dài hạn, tạo được sản phẩm du lịch mang tầm cỡ quốc tế, bởi nếu chẻ nhỏ, chặt nhỏ ra để làm như một số địa phương hiện nay thì chắc chắn khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam rất kém.

Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển hơn, nên bất cập trong chính sách cấp thiết cần phải giải quyết hiệu quả. Theo ông, giải pháp nào cần thực hiện trong thời gian tới?

Giải pháp quan trọng nhất là người làm chính sách phải đồng hành với DN, phải thấy được những khó khăn mà DN đang vướng mắc, để trên cơ sở đó có chính sách được giải quyết phù hợp. Về lâu dài, DN cần môi trường ổn định, chi phí thấp nên tất cả chính sách của Chính phủ phải cụ thể, đi vào thực tế, không nên hô hào nhiều. DN cần lãi suất, tỷ giá ổn định, chi phí thấp, hạ tầng tốt, điện nước rẻ, đào tạo nhân lực chất lượng tốt, cán bộ công quyền đừng nhũng nhiễu, hoạch họe DN, thủ tục hành chính nhanh gọn… chứ họ chưa cần Nhà nước phải cho họ tiền hay hỗ trợ những gì quá cao siêu. Vì thế, chính sách cần thực hiện theo hướng hỗ trợ sát sườn nhất cho DN, phải làm thực tế, thực chất bằng trách nhiệm theo những nhu cầu DN đang cần.

Xin cảm ơn ông!

Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương):

Chính phủ hiện nay đang thể hiện một quyết tâm rất lớn trong việc xây dựng chính sách cũng như các văn bản pháp luật. Vì thế, các cơ quan ban, ngành đang dần dần chuyển từ tư duy rồi đến cách thức quản lý theo hướng tích cực. Nhưng điều quan trọng là cần chỉ rõ ra những quy định, chính sách nào đang cản trở DN. Muốn chỉ ra được thì cơ quan nhà nước, cộng đồng DN, chuyên gia cùng ngồi để bàn, để hiện thực hóa nó. Bộ Công Thương sẵn sàng ghi nhận và lắng nghe. Nhưng đây là cả một quá trình thường xuyên và liên tục chúng ta cùng làm, miễn là tạo nên một môi trường kinh doanh vừa có tính cạnh tranh, an toàn cho tất cả mọi người.

Bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI):

Các DN Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, chỉ số khởi sự kinh doanh còn thấp. Nguyên nhân do hệ thống các giải pháp chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ phát triển DN, đặc biệt hỗ trợ DN nhỏ và vừa còn tản mát, quy mô chưa đủ lớn, thiếu trọng tâm. Đặc biệt, mục tiêu chính sách chưa nhất quán: Các chính sách hiện hành dường như tập trung hỗ trợ việc đăng ký kinh doanh, tạo điều kiện cho khởi nghiệp chứ chưa phải cho sự tăng trưởng của các DN nhỏ và vừa. Các chính sách ưu đãi cho các DN nhiều nhưng chưa giúp DN vượt qua cản trở do quy mô nhỏ gây ra. Các thể chế hỗ trợ thị trường hoạt động kém hiệu quả, đặc biệt là đối với DN nhỏ và vừa phải chịu nhiều áp lực của thủ tục hành chính phức tạp, tốn kém.

Ngoài ra, khu vực tư nhân chưa bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực. Vì thế, khu vực này luôn mong mỏi sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp một cách tích cực hơn, đặc biệt là cách ứng xử thân thiện, giải quyết các thủ tục hành chính nhanh gọn, không gây phiền hà cho DN. Một số cấp chính quyền can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh, thực hiện nhiều dịch vụ mà lẽ ra nên dành cho các Hiệp hội DN….

Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP.Hà Nội:

Chưa bao giờ cộng động DN nhỏ và vừa nhận được sự quan tâm của Chính phủ, của TP.Hà Nội như thời gian gần đây. Những chủ trương, đường lối được thể hiện qua các Nghị quyết về phát triển DN đã có nhiều đổi mới, hỗ trợ DN phát triển. Tuy vậy, những chủ trương chính sách này chưa thực sự tiếp cận hiệu quả tới DN, vẫn còn tình trạng “trên nóng dưới lạnh”. Vì thế, các DN luôn mong muốn các cơ quan quản lý cụ thể hóa những nội dung và chương trình công tác lớn, chính sách và các giải pháp hỗ trợ DN, nhằm tạo điều kiện thuận lợi phù hợp với thực tế, bảo đảm sự công bằng - minh bạch, để chính sách thực sự đi vào cuộc sống giúp DN thuận lợi, ổn định trong sản xuất kinh doanh để phát triển.

Chi Mai (ghi)

相关文章

最新评论