【ty le ca cuoc c1】Thận trọng kiềm chế mức tăng giá hàng hóa trong từng tháng

World Cup 2025-01-11 19:53:12 9787

hang

Đến thời điểm hiện tại,ậntrọngkiềmchếmứctănggiáhànghóatrongtừngtháty le ca cuoc c1 lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát và kịch bản của cơ quan chức năng.

Tuy nhiên, để bảo đảm mục tiêu đặt ra trong năm 2018, việc kiểm soát mặt bằng giá các tháng cuối năm cần thực hiện thận trọng, kiềm chế mức tăng theo từng tháng.

* PV: Vừa qua xăng dầu được điều chỉnh tăng khiến dư luận lo ngại về mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2018. Theo ông, diễn biến CPI có sát với dự báo của cơ quan quản lý hay không?

- Ông Nguyễn Anh Tuấn: Nhìn chung, công tác quản lý, điều hành giá trong 9 tháng đầu năm đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá quan tâm và chỉ đạo điều hành quyết liệt. Các bộ, ngành, địa phương đã chủ động thực hiện các giải pháp, góp phần tích cực kiểm soát tốc độ tăng CPI, tạo dư địa cho kiểm soát lạm phát bình quân năm 2018 ở mức dưới 4%, theo chỉ tiêu Quốc hội giao.

tuan
Ông Nguyễn Anh Tuấn

Diễn biến CPI trong 9 tháng đầu năm tương đối sát với dự báo. Trong đó, một số yếu tố làm gia tăng sức ép lên mặt bằng giá mang tính quy luật hàng năm như giá một số mặt hàng tăng cao vào dịp lễ, tết và nhanh chóng giảm trở về bình thường sau tết. Trong các tháng gần đây, mặt bằng giá thị trường trong nước chịu áp lực lớn từ biến động tăng cao của giá xăng dầu thế giới; giá thịt lợn hồi phục và đứng ở mức cao; giá LPG tăng theo giá thế giới…, song lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát và kịch bản của cơ quan chức năng.

* PV: Nếu giá nhiên liệu tiếp tục tăng như thời gian qua, chỉ tiêu lạm phát bình quân năm 2018 dưới 4% liệu có đạt được không, thưa ông?

- Ông Nguyễn Anh Tuấn: Không phải đến bây giờ mà trong 9 tháng qua, giá dầu thô và giá xăng dầu thành phẩm liên tục có xu hướng tăng. Từ đầu năm đến nay, Bộ Công thương phối hợp với Bộ Tài chính đã 19 lần điều chỉnh giá xăng dầu trong nước, trong đó ưu tiên các giải pháp bình ổn giá. Hiện nay, mặt hàng xăng E5 RON92 Quỹ Bình ổn giá đã chi ở mức cao để hạn chế sự gia tăng của giá, tác động tới người tiêu dùng.

Từ nay tới cuối năm Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương sử dụng hợp lý Quỹ Bình ổn giá với liều lượng thích hợp kiềm chế việc tăng giá, chủ động có kịch bản ứng phó nếu giá xăng dầu tăng cao tạo dư địa thuận lợi cho kiểm soát mặt bằng giá cả năm đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%.

* PV: Trước diễn biến giá của một số mặt hàng thiết yếu (xăng dầu, thịt lợn), cơ quan quản lý có những giải pháp ứng phó nào để hạn chế việc tăng giá gây áp lực lên lạm phát?

- Ông Nguyễn Anh Tuấn: Theo quy luật, giá xăng dầu, giá gas thường ở mức cao và diễn biến phức tạp vào cuối năm; cùng với đó giá thịt lợn đang phục hồi cũng như những rủi ro thiên tai, bão lũ… sẽ là những yếu tố gây áp lực lên lạm phát từ nay tới cuối năm. Tuy nhiên, các yếu tố đó đã được cơ quan quản lý dự báo và có kịch bản điều hành phù hợp.

Bên cạnh đó, còn có các yếu tố giảm áp lực lên lạm phát. Trong một vài tháng tới, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tươi sống dự báo ổn định và nguồn cung dồi dào; giá thuốc chữa bệnh phấn đấu tiếp tục giảm theo kế hoạch đấu thầu thuốc tập trung; giá cước viễn thông ổn định; lạm phát cơ bản ở mức thấp, áp lực về tỷ giá có dấu hiệu hạ nhiệt...

Để bảo đảm thực hiện được mục tiêu đặt ra, việc kiểm soát mặt bằng giá các tháng cuối năm cần thực hiện một cách thận trọng, kiềm chế mức tăng theo từng tháng. Các bộ, ngành, địa phương chủ động trong thực hiện giải pháp của Chính phủ đối với công tác kiểm soát lạm phát. Theo đó, tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, các mặt hàng thiết yếu, kịp thời đề xuất giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu nhằm bình ổn giá cả thị trường nhất là đối với các mặt hàng có xu hướng tăng giá thời gian gần đây...

Đối với việc điều hành giá một số mặt hàng cụ thể, phải theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường trong và ngoài nước để có giải pháp điều hành linh hoạt, phù hợp, không tác động đến kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Mặt khác, các bộ, ngành, địa phương cũng chủ động xây dựng kịch bản, lộ trình điều chỉnh giá cho một số mặt hàng những tháng đầu năm 2019 để chủ động triển khai…

* PV: Giữ ổn định lạm phát năm 2018 cũng là tiền đề để thực hiện mục tiêu lạm phát trong năm 2019. Ông dự báo ra sao về diễn biến giá cả hàng hóa trong năm 2019?

- Ông Nguyễn Anh Tuấn:Lạm phát năm 2019 sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố, như: Giá các dịch vụ do Nhà nước quản lý; giá nhóm dịch vụ chuyển từ phí sang giá; lương thực, thực phẩm; nhiên liệu; giá điện…

Vừa qua, Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá đã dự báo tác động của nhóm các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đến CPI năm 2019. Dựa trên xu hướng gần đây cũng như dự báo của các tổ chức quốc tế, mặt bằng giá hàng hóa thế giới dự kiến tiếp tục theo xu hướng tăng nhẹ trong năm 2019. Trên cơ sở các giả định về diễn biến lạm phát cơ bản và diễn biến giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, giá nhiên liệu và lương thực thực phẩm, Nhóm giúp việc sẽ đề xuất các kịch bản điều hành giá góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra cho năm 2019.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Minh Anh

本文地址:http://game.marimbapop.com/html/979b298312.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Galaxy Note 7 chưa bị thu hồi sẽ bị khóa từ xa

Nhũng kỹ năng thiết yếu dành cho những ai muốn trở thành người bán xe ô tô giỏi

Siêu SUV triệu đô Ferrari gặp tai nạn trên đường ướt, động cơ V12 văng ra ngoài

Trạm sạc nhượng quyền

Ông Mikheil Kavelashvili nhậm chức Tổng thống Gruzia

Hành trình siêu xe Gumball 3000 dính loạt sự cố và tai tiếng đáng tiếc

Đại gia sở hữu Lamborghini từng của Minh Nhựa chi tiền tỷ độ lại siêu xe Ferrari

Quây chống chuột cho ô tô có hiệu quả như quảng cáo?

友情链接