游客发表

【kqbd u20】“Điểm cộng” tăng sức cạnh tranh cho dệt may xuất khẩu

发帖时间:2025-01-12 08:42:38

diem cong tang suc canh tranh cho det may xuat khau

Ngành dệt may đang có nhiều cơ hội mở rộng thị trường XK. Ảnh: Nguyễn Huế.

Thận trọng với thị trường Mỹ

Nhận định về thị trường Mỹ,Điểmcộngtăngsứccạnhtranhchodệtmayxuấtkhẩkqbd u20 thị trường đang chiếm 40% tỉ trọng XK của ngành dệt may, từ tác động bất định của Hiệp định TPP (có nhiều khả năng sẽ không được thực hiện), tại một hội thảo vừa tổ chức tại TP.HCM ngày 20-12, ông Lê Quốc Ân, Trưởng ban cố vấn Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, ngành dệt may Việt Nam cần rà soát lại chiến lược của mình trên cơ sở phù hợp với những biến động của thị trường trong thời gian tới với 3 khả năng.

Có thể vẫn còn TPP nhưng thời gian và nội hàm của nó sẽ được điều chỉnh thay đổi theo hướng tăng điều kiện hội nhập khu vực so với những gì đã kí kết. Triển vọng lợi ích từ TPP mang đến cho ngành dệt may sẽ giảm, tốc độ tăng trưởng hàng XK hàng dệt may vào Mỹ sẽ giảm ít nhất 50% so với những gì đã được tính toán trước đây khi có TPP.

Hoặc không có TPP và XK hàng dệt may vào Hoa Kỳ vẫn còn tuân thủ luật của WTO như hiện nay, trong trường hợp này, tăng trưởng XK sẽ lệ thuộc vào tình hình kinh tế Mỹ trong thời gian tới. Trong 5 năm gần đây, kinh tế Mỹ tăng tưởng bình quân khoảng 2,5%/năm, tỉ lệ thất nghiệp mỗi năm đều giảm và năm 2016 đạt 4,9% là tỉ lệ thấp nhất trong 10 năm gần đây. Chỉ số tiêu thụ hàng dệt may tại thị trường Mỹ có tăng trưởng bình quân khoảng 5%/năm. Trong điều kiện đó, tỉ lệ tăng trưởng hàng năm của hàng dệt may vào Mỹ từ khoảng 7-10%. Ở thời điểm hiện tại rất khó dự báo nền kinh tế của Mỹ sẽ thế nào dưới sự điều hành của chính quyền mới và cũng chưa thể xác định được mức tăng trưởng XK của nhóm hàng dệt may vào thị trường này.

Cuối cùng là không có TPP và chính quyền mới của Mỹ áp đặt chế độ giám sát và áp thuế chống bán phá giá trên hàng dệt may NK từ các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, trong điều kiện này chắc chắn XK hàng dệt may vào Hoa Kỳ sẽ bị suy giảm.

Với 3 khả năng còn bất định nêu trên, theo khuyến cáo của ông Lê Quốc Ân, đối với thị trường Hoa Kỳ, các DN dệt may nên thận trọng trong việc xây dựng phương hướng hoạt động trong thời gian tới.

Cơ hội còn nhiều

Tại thị trường XK lớn thứ 2 là EU, theo nhận định của các chuyên gia, tiềm năng XK của hàng dệt may vẫn còn rất lớn, đặc biệt với FTA Việt Nam –EU vừa được kí kết sẽ là cơ hội cho các DN dệt may Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh XK vào EU. Theo thống kê của Phòng Công nghiệp Pháp tại Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2015, Việt Nam là một trong 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng mạnh về XK hàng dệt may vào thị trường châu Âu cùng với Campuchia và Banglades với tốc độ tăng trưởng trên 25%/năm, tương đương với khoảng 3 tỉ USD/năm...

Nhận định về thị trường này, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thứ ký Hiệp hội Dệt may cho rằng, việc hợp tác với EU sẽ giúp các DN dệt may nâng cao khả năng thiết kế, kĩ năng quản lí sản xuất, tăng năng suất lao động từ đó thay đổi hình thái sản xuất chuyển từ gia công thuần túy sang sản xuất FOB (tự chủ nguyên liệu), ODM (tự thiết kế sản xuất), OBM (tự sản xuất và phân phối), qua đó nâng cao tính chủ động và giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp trong ngành.

Bên cạnh thị trường EU, theo nhận định của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành dệt may đang có nhiều cơ hội tại các thị trường mới, điển hình phải kể đến thị trường Nga. Hiện Việt Nam đang là đối tác đầu tiên kí được FTA với Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU). Đây cũng là cạnh tranh tuyệt đối cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường Nga nói riêng và EAEU nói chung. Điều đáng chú ý là tại thị trường Nga, hàng dệt may đang có quy tắc xuất xứ lỏng nhất, chỉ yêu cầu gia công tại Việt Nam. Đặc biệt với FTA EAEU, XK hàng dệt may sang Nga còn bỏ được việc quy định tính thuế rất bất hợp lí là tính theo cân nặng được áp dụng trước khi FTA có hiệu lực.

Trong khu vực ASEAN, thị trường Myanmar cũng được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng của ngành dệt may Việt Nam. Cùng với việc Myanmar chính thức được Mỹ dỡ bỏ cấm vận từ tháng 10-2016 và các chính sách ưu đãi riêng về lộ trình giảm thuế dành cho các nước chậm phát triển cũng như việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đang tạo ra nhiều lợi thế để các DN dệt may Việt Nam đẩy mạnh việc bán sản phẩm và dịch vụ vào thị trường này.

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, thị trường Myanmar rất tiềm năng đối với hoạt động XK các sản phẩm dệt may đối với cả các loại quần áo thành phẩm và nguyên phụ liệu. Bên cạnh việc đẩy mạnh XK, các DN dệt may có thể đầu tư vào các khu công nghiệp của Myanmar đã có sẵn hạ tầng về xử lí nước thải để sản xuất sợi, dệt, nhuộm đáp ứng nhu cầu lớn của Myanmar về nguyên phụ liệu. Các DN cũng có thể đầu tư nhà máy may, hoàn tất hoặc hợp tác liên doanh xây dựng nhà máy tại Myanmar thậm chí có thể đầu tư xây dựng trung tâm thiết kế thời trang để tận dụng nguồn lao động giá rẻ của Myanmar.

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng theo nhận định của Hiệp hội Dệt may việt Nam, ngành dệt may vẫn còn cạnh tranh về lao động và trình độ sản xuất. Bên cạnh đó, chính trị ổn định, chính sách tạo thuận lợi cho thương mại ngày càng được cải thiện, đặc biệt, làn sóng đầu tư để đón đầu các FTA như TPP, Việt Nam- EU đã góp phần nâng tầm ngành dệt may Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất vải, xơ sợi, và nguyên phụ liệu của Việt Nam. Đây là những “điểm cộng” quan trọng góp phần tăng sức cạnh tranh cho ngành dệt may tại các thị trường NK.

    热门排行

    友情链接