当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【nhan dinh bong da y】Doanh nghiệp Mỹ thúc giục Washington nới lỏng cấm vận với Myanmar

【nhan dinh bong da y】Doanh nghiệp Mỹ thúc giục Washington nới lỏng cấm vận với Myanmar

2025-01-11 08:12:02 [World Cup] 来源:Empire777

Aung San Suu Kyi

Các quan chức Mỹ được kỳ vọng sẽ xem xét thận trọng quan điểm của bà Aung San Suu Kyi về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Ảnh nguồn: FT

Các doanh nghiệp Mỹ đang thúc giục Washington nới lỏng lệnh trừng phạt với Myanmar trước thời điểm bà Aung San Suu Kyi - cố vấn quốc gia Myanmar,ệpMỹthúcgiụcWashingtonnớilỏngcấmvậnvớnhan dinh bong da y người thực tế hiện là lãnh đạo quốc gia Đông Nam Á này - có chuyến thăm đầu tiên đến Nhà Trắng từ khi lên nắm quyền.

Chính phủ Mỹ được kỳ vọng sẽ cân nhắc thận trọng ý kiến của bà Suu Kyi, trong khi yêu cầu nới lỏng đang gặp phải phản đối của các nhà vận động dân chủ, những người tin rằng lệnh trừng phạt là cách tạo áp lực lên quân đội đầy quyền lực của Myanmar trong quá trình chuyển đổi nền chính trị.

Mỹ ra lệnh trừng phạt đối với Myanmar từ cuối những năm 1990, đáp lại sự đàn áp của quân đội chính phủ với phong trào dân chủ lãnh đạo bởi bà Suu Kyi. Các biện pháp bao gồm cấm nhập khẩu các hàng hóa của Myanmar và các doanh nghiệp Mỹ cũng bị cấm đầu tư vào nước này.

Washington đã gỡ bỏ hầu hết các lệnh trừng phạt vào năm 2011, sau khi Myanmar thiết lập một chính quyền dân sự. Nhưng các công ty của Mỹ vẫn bị cấm trao đổi với các nhân vật cấp cao trong chính quyền quân sự và các nhà kinh doanh có mối quan hệ với chế độ trước đây. Những nhân vật này được coi là trở ngại đối với quá trình dân chủ hóa.

Myint Swe, một cựu tướng lĩnh quân đội, hiện là Phó Thủ tướng Myanmar, vẫn nằm trong danh sách cấm vận, cùng với khoảng 100 cá nhân và doanh nghiệp khác, bao gồm cả Asia World - một tập đoàn hàng đầu của Myanmar.

Hiện nay, mặc dù một số công ty đa quốc gia của Mỹ, trong đó có Coca-Cola và Chevron đang đầu tư kinh doanh tại Myanmar, Mỹ thậm chí không nằm trong top 10 quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại đây. Từ năm ngoái, các chủ doanh nghiệp Mỹ đã vận động chính quyền của Tổng thống Obama nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế Đông Nam Á này.

Ông Ben Rhodes - Phó ban Cố vấn an ninh của Tổng thống Obama, nói rằng tổng thống sẽ tham khảo ý kiến của bà Suu Kyi về vấn đề có nên nới lỏng hơn nữa các lệnh trừng phạt đối với Myanmar.

“Chúng tôi muốn đảm bảo rằng các lệnh trừng phạt không ngăn chặn sự phát triển của nền kinh tế - điều mang đến lợi ích cho người dân Myanmar”, ông nói. Chính quyền muốn xem xét quan điểm của bà Suu Kyi “một cách hiệu quả nhất” để thúc đẩy tăng trưởng và hỗ trợ quá trình chuyển dịch sang chế độ dân chủ.

Judy Benn, Giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Mỹ ở Myanmar, nói: “Chúng tôi muốn thấy các nỗ lực nhằm khuyến khích doanh nghiệp Mỹ đến Myanmar hơn là cố gắng ngăn cản họ. Dỡ bỏ các lệnh trừng phạt sẽ giúp mở rộng sân chơi của các doanh nghiệp Mỹ ở Myanmar”.

Washington vẫn đang lưỡng lự trong việc dỡ bỏ hoàn toàn các hàng rào, vì lo ngại quân đội Myanmar có thể lợi dụng để ngăn cản tiến trình dân chủ hóa, một khi sự chú ý của quốc tế đã không còn tập trung vào quốc gia bị cấm vận này.

Bà Suu Kyi sẽ có cuộc gặp với các đại diện doanh nghiệp Mỹ và thành viên Quốc hội, cũng như có các cuộc nói chuyện với ông Obama vào thứ Tư (14/9), trong đó các cuộc trao đổi sẽ bao gồm các biện pháp để tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước./.

Ngọc Trang (theo FT/Nikkei Asian Review)

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读