当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【soi kèo hà nội】Thúc đẩy thực hiện kiến nghị kiểm toán nhằm ngăn ngừa vi phạm trong quản lý tài chính công

Bộ Tài chính sẽ siết chặt quản lý các công ty kiểm toán,úcđẩythựchiệnkiếnnghịkiểmtoánnhằmngănngừaviphạmtrongquảnlýtàichínhcôsoi kèo hà nội xử lý nghiêm sai phạm Doanh nghiệp cần chủ động xếp hạng tín nhiệm, kiểm toán, tăng tính minh bạch để lấy lại niềm tin Kiến nghị tăng thu ngân sách gần 4.100 tỷ đồng, giảm chi ngân sách gần 7.400 tỷ đồng qua kiểm toán Nhận diện các hạn chế trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản công tại các DNNN
Thúc đẩy thực hiện kiến nghị kiểm toán nhằm ngăn ngừa vi phạm trong quản lý tài chính công
Còn không ít kết luận, kiến nghị kiểm toán chưa được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Ảnh: Internet

Nhiều kiến nghị kiểm toán tồn đọng trong thời gian dài

Kết luận, kiến nghị kiểm toán là thông tin quan trọng, độc lập, phục vụ Quốc hội trong giám sát tối cao cũng như trong xem xét phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN), quyết định dự toán NSNN; giúp HĐND các cấp thực hiện giám sát và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương…

Thời gian qua, bên cạnh việc thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (KTNN), nhiều đơn vị được kiểm toán cũng đã đôn đốc, triển khai thực hiện kiến nghị của KTNN.

Đơn cử, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN đối với ngân sách tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2009-2018 đạt bình quân 95%/năm. Tại Nghệ An giai đoạn 2020-2022, việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán với tỷ lệ trung bình đạt khoảng 85%.

Tại Kon Tum, thực hiện kết luận kiểm toán năm 2019, đơn vị đã thu hồi nộp NSNN 100% các khoản chi sai chế độ, đồng thời tổ chức họp giải trình, làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân liên quan đến những tồn tại nêu trên.

Tuy nhiên, trong thực tế còn không ít những kết luận, kiến nghị kiểm toán chưa được thực hiện đầy đủ, kịp thời, nhiều kiến nghị kiểm toán đã tồn đọng trong thời gian dài, trong đó, có các kết luận, kiến nghị của KTNN đối với niên độ NSNN năm 2021, năm 2020 và năm 2019 trở về trước.

Đơn cử, tại Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, TP. Hà Nội theo hình thức hợp đồng BOT (kiểm toán năm 2021 với niên độ NSNN năm 2020), tính đến ngày 31/3/2023, Công ty Cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ chưa thực hiện kiến nghị xử lý tài chính hơn 109 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, việc thực hiện kiến nghị kiểm toán liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản pháp luật, quy phạm pháp luật; kiến nghị về kiểm điểm, xử lý trách nhiệm cá nhân cũng còn rất khiêm tốn.

Theo Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Doãn Anh Thơ, tính đến 31/3/2023, có 433 kiến nghị về cơ chế, chính sách; 746 kiến nghị chấn chỉnh, kiểm điểm, xử lý trách nhiệm chưa được thực hiện.

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong thực hiện kiến nghị kiểm toán

Được biết, tính đến 31/3/2023, các kiến nghị xử lý tài chính, xử lý khác chưa thực hiện là 108.180,2 tỷ đồng (trong đó kiến nghị tăng thu, giảm chi NSNN là 45.552 tỷ đồng; còn lại chủ yếu là các kiến nghị hoàn thiện thủ tục để thanh quyết toán theo quy định).

Qua rà soát, phân tích, KTNN đã phân loại 4 nhóm nguyên nhân và trách nhiệm chưa thực hiện kiến nghị.

Trong đó, nhóm nguyên nhân thuộc trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán chiếm 58,5%; nhóm nguyên nhân thuộc trách nhiệm của KTNN chiếm 2,28%; nhóm nguyên nhân chưa thực hiện do trách nhiệm của bên thứ 3 chiếm 14,3 %; nhóm nguyên nhân khác chiếm 24,9%.

Nhiều ý kiến cho rằng, để việc thực hiện kiến nghị đạt kết quả cao cần có giải pháp đồng bộ từ nhiều phía, song trước tiên, kết luận, kiến nghị kiểm toán phải đảm bảo tính chính xác, thuyết phục. Cùng với đó, cần tăng cường các hoạt động giám sát thực hiện các kết luận của KTNN.

Để thúc đẩy việc thực thi đầy đủ, kịp thời hơn các kết luận, kiến nghị kiểm toán, cần phải bắt đầu từ việc tháo gỡ những vướng mắc, bất cập về cơ chế, chính sách... nhằm tạo hành lang pháp lý để thực hiện tốt hơn các kết luận, kiến nghị kiểm toán; ngăn ngừa các hành vi vi phạm trong quản lý tài chính công, tài sản công.

Đặc biệt, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo, đôn đốc thực hiện kiến nghị kiểm toán là rất quan trọng. Thực tế có những địa phương ngay trong năm liền kề đã thực hiện 100% các kiến nghị kiểm toán do cấp ủy, người đứng đầu quan tâm đến việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.

分享到: