【thứ hạng của f.c. tokyo】Huawei trả giá đắt cho cuộc chiến công nghệ Mỹ
作者:Nhà cái uy tín 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 02:19:28 评论数:
Dữ liệu lớn - "Chiến trường" tiếp theo giữa Mỹ và Trung Quốc | |
Tính toán của các bên ở Mỹ trong cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19 | |
Quyết chiến công nghệ Mỹ,ảgiáđắtchocuộcchiếncôngnghệMỹthứ hạng của f.c. tokyo gần 100 “ông lớn” Trung Quốc bắt tay nhau |
Huawei trả giá đắt cho cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung Ảnh: Financial Times |
Sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi tháng 11/2020, ông Donald Trump thất cử, người sáng lập tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei của Trung Quốc Nhậm Chính Phi kỳ vọng mở lại “đối thoại mang tính xây dựng” với các đối tác Mỹ. Nhưng ngay lập tức, bà Gina Raimondo, người được Tổng thống Joe Biden đề cử làm Bộ trưởng Thương mại khi đó, đã “dội một gáo nước lạnh” khi tuyên bố “một số công ty Trung Quốc bị đưa vào danh sách những thực thể có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ, đe dọa quyền lợi của nước Mỹ”, và khẳng định rằng trước mắt bà “không có lý do gì” để chứng minh cho điều ngược lại.
Phải chăng hai đời tổng thống Mỹ liên tiếp cùng chĩa mũi dùi vào Huawei vì tập đoàn Trung Quốc này đang dẫn đầu công nghệ mạng di động? Trong chưa đầy 30 năm từ khi được thành lập, Huawei đã qua mặt các đối thủ truyền thống như Nokia và Ericsson của châu Âu. Điều ngạc nhiên là phải đợi đến gần đây, từ khoảng năm 2018-2019, Huawei mới được thế giới nhắc đến nhiều, cho dù từ đầu những năm 2000 giới trong ngành đã thấy rõ những tiến bộ vượt trội của tập đoàn Trung Quốc và mọi người đã thấy trước là Huawei sẽ dẫn đầu trong công nghệ 5G. Mỹ cũng như châu Âu hoàn toàn không ngờ rằng mạng 5G chiếm một vị trí quan trọng tới mức độ nào đối với ngành viễn thông và mạng di động. Cũng không ai dự báo là Huawei đã len lỏi vào các thị trường của phương Tây sâu như vậy.
Nắm bắt được nhược điểm của Huawei nói riêng và của Trung Quốc nói chung là sự lệ thuộc vào chip điện tử và linh kiện bán dẫn của nước ngoài, Washington đã hạn chế rồi cấm hẳn các hãng Mỹ, như Qualcomm, Intel cung cấp hàng cho các đối tác Trung Quốc, cấm luôn Huawei sử dụng một số những dịch vụ phần mềm hay ứng dụng của Mỹ. Bên cạnh các biện pháp thuần túy về kinh tế đó, Mỹ còn sử dụng một vũ khí lợi hại khác khi xếp Huawei vào danh sách “các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia”.
Theo Giám đốc cơ quan tư vấn DCA Chine Analyse Jean-François Dufour, chính quyền Mỹ tấn công Huawei một cách có bài bản và trên nhiều mặt, kể cả mặt trận ngoại giao. Cho đến những ngày cuối nhiệm kỳ, Ngoại trưởng Mike Pompeo vẫn thuyết phục châu Âu loại Huawei ra khỏi thị trường mạng di động 5G.
Đương nhiên, công ty do ông Nhậm Chính Phi lập ra năm 1987 đã không thụ động trước những đòn trừng phạt tới tấp của Mỹ. Với một đội ngũ hơn 100.000 nhân viên về nghiên cứu và phát triển (R&D), Huawei tự thiết kế và sản xuất chip điện tử, chẳng hạn như nhờ vào chi nhánh Hisilicon. Giám đốc Dufour cho rằng “Chiến lược ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao không đánh gục được gã khổng lồ châu Á, nhưng đã gây khó khăn không ít cho Huawei nói riêng và cho công nghệ cao của Trung Quốc nói chung”.
Còn quá sớm để biết liệu Mỹ có thành công trong việc lôi kéo các đồng minh dân chủ về phía mình để cô lập Bắc Kinh qua một biểu tượng lớn là tập đoàn viễn thông Huawei hay không, song trước mắt, Washington đã ghi được một số bàn thắng. Một là thuyết phục được một số đồng minh loại trừ hoặc giới hạn khả năng can thiệp của Huawei vào mạng 5G. Hai là Mỹ đã làm suy yếu đáng kể “con chim đầu đàn” trong ngành viễn thông của Trung Quốc: đánh thẳng vào hai tử huyệt của Huawei, đó là chip và linh kiện điện tử. Không có hai thứ này, Huawei gần như không thể cung cấp trang thiết bị viễn thông cho khách hàng.