Các học trò diễn trích đoạn vở "Trảm Trịnh Ân" do NSND Đinh Bằng Phi sáng tác: Ngày 18/11,ĐinhBằngPhingồixelăndựtriểnlãmvinhdanhmìkết quả trận metz triển lãm ảnh NSND Đinh Bằng Phi - Một đời hát bội diễn ra tại Hội Sân khấu TP.HCM. Chương trình càng thêm ý nghĩa khi vinh danh người thầy của nhiều thế hệ nghệ sĩ hát bội cận kề ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Triển lãm trưng bày khoảng 150 bức ảnh về NSND Đinh Bằng Phi và 12 tranh về hát bội của nhóm họa sĩ trẻ, sinh viên Mỹ thuật vẽ từ cảm hứng nghệ thuật ông truyền đạt. Biết có triển lãm vinh danh mình, NSND Đinh Bằng Phi vui đến mất ngủ. Tuổi cao, sức yếu, ông phải ngồi xe lăn đến triển lãm. Nhiều nghệ sĩ như Kim Cương, Hữu Nghĩa, Mỹ Uyên, Trịnh Kim Chi, đạo diễn Trần Ngọc Giàu, Trần Minh Ngọc,... đến dự buổi triển lãm. "Ông cha ta đóng góp xương máu, công lao để gìn giữ bộ môn nghệ thuật hát bội. Tôi cũng chưa làm được gì so với những bậc tiền bối. Tôi mang ơn tất cả người đã gìn giữ hát bội, từ thế hệ trước tôi đến các bạn trẻ hôm nay. Họ không ngại cực khổ để dấn thân vào nghề", Đinh Bằng Phi nói. Xúc động hơn, NSND mắc alzheimer 2 năm qua nên quên gần hết mọi thứ nhưng gặp lại đồng nghiệp, học trò là ông nhớ lại ngay. Hội SK TP.HCM sẽ tặng lại 150 ảnh quý cho gia đình NSND Đinh Bằng Phi sau 20 ngày trưng bày. NSND Đinh Bằng Phi sinh năm 1938, tốt nghiệp Trường Sư phạm Quốc gia Sài Gòn ra làm thầy giáo dạy các môn Văn, Sử, Địa nhưng không dứt nổi niềm đam mê nghệ thuật hát bội. Biết ông có ý định rẽ lối, gia đình cấm cản, thậm chí chối bỏ, nhưng NSND vẫn quyết theo đuổi bộ môn này. 65 năm kiên trì với hát bội, NSND Đinh Bằng Phi kinh qua đủ vị trí, từ soạn giả, đạo diễn, diễn viên, nhà nghiên cứu đến cố vấn nghệ thuật. Ông sáng tác, chuyển thể gần 40 kịch bản: Trần Bình Trọng tuẫn tiết, Ngọc Kỳ Lân xuất thế, Xử án Bàng Quý Phi, Chất ngọc không tan, Chuyện tình Bảy Núi, Đào Mai tương ngộ, Dũng khí Đặc Đại Độ, Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà... mang về hơn 10 giải thưởng sân khấu danh giá.
Cuốn Nhìn về sân khấu Hát bội Nam Bộ(1995) của ông xây nền móng nghiên cứu lịch sử Hát bội Nam Bộ. Chính nghiên cứu này, nhiều người gọi ông là nhà “Hát bội học” hiếm hoi của phương Nam. NSND cũng là thầy của nhiều thế hệ nghệ sĩ: soạn giả Trương Huyền, các NSƯT Kim Thanh, Ngọc Khanh, Linh Hiền, Ngọc Dung, Xuân Quan, nghệ sĩ Minh Khương... Học trò của ông hiện là những tên tuổi tiêu biểu của làng hát bội TP.HCM. Trong đó, NSƯT Ngọc Khanh là học trò lâu năm nhất của Đinh Bằng Phi. Bà là con gái của nghệ sĩ hát bội nổi danh Ba Út - người là thần tượng đồng thời dạy Đinh Bằng Phi hát bội. Tuy nhiên, gia đình không muốn Ngọc Khanh theo nghề. Chính nhờ NSND Đinh Bằng Phi thuyết phục, nghệ sĩ Ba Út mới cho con gái đi học trường Quốc gia Âm nhạc Kịch nghệ, rồi theo thầy từ thập niên 70 đến nay.
Trong mắt Ngọc Khanh, thầy Đinh Bằng Phi là người "mỗi giây, mỗi phút đều có thể nói không ngớt về hát bội". Còn với NSND Kim Cương, đạo diễn Ca Lê Hồng, NSƯT Linh Hiền... điều ấn tượng nhất ở NSND là đức tính khiêm tốn và chân thành. Trong một vài lần trao giải thưởng sân khấu, ngay cả khi không nhận giải, ông vẫn vui mừng rạng rỡ mừng đồng nghiệp được vinh danh. Năm 2011, Đinh Bằng Phi được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND. Ông là nghệ sĩ hát bội thứ ở TP.HCM, sau NSND Năm Đồ và Thành Tôn, nhận danh hiệu cao quý này. Đáng lưu ý, nếu như NSND Năm Đồ và Thành Tôn là "con nhà nòi", được ba mẹ truyền nghề thì Đinh Bằng Phi hoàn toàn là người "ngoại đạo", do say mê học hỏi, nghiên cứu mà thành sự nghiệp lớn. Bài và ảnh:Cẩm Lan Bạch Long bật khóc, cúi đầu ngưỡng mộ gia tộc nhiều đời gìn giữ hát bội- Quay trở lại đêm thi lội ngược dòng của Sao Nối Ngôi tập 12, Bạch Long không kìm được nước mắt khi chứng kiến tình yêu dành cho hát bội của một gia tộc nhiều đời gìn giữ bộ môn nghệ thuật truyền thống. |