【bang xep hang hà lan】Ban hành quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP
TheànhquyđịnhQuytắcxuấtxứhànghóbang xep hang hà lano Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), so với các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết và tham gia, Quy tắc xuất xứ hàng hóa CPTPP có một số điểm mới sau: Quy tắc xuất xứ bộ hàng hóa; Quy tắc xuất xứ hàng tân trang, tái chế tạo;
Công thức tính hàm lượng giá trị khu vực, hay chính là tiêu chí hàm lượng nội địa (RVC): Ngoài công thức tính RVC gián tiếp và RVC trực tiếp, có thêm công thức tính RVC theo trị giá tập trung và công thức tính RVC theo chi phí tịnh (chỉ áp dụng với ô tô và phụ tùng ô tô);
Danh mục quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể (PSR) được quy định chi tiết theo công đoạn sản xuất cụ thể. Do đặc thù cấu trúc danh mục PSR thuộc CPTPP, thông tư gồm 3 danh mục PSR: danh mục PSR đối với mặt hàng dệt may, danh mục PSR đối với xe và các bộ phận, phụ kiện và danh mục PSR đối với các mặt hàng còn lại.
De Minimis trong CPTPP quy định tỷ lệ “linh hoạt” cho phép nguyên liệu không có xuất xứ không đáp ứng quy tắc “Chuyển đổi mã số hàng hóa” ở mức tối đa 10% so với trị giá của hàng hóa.
Riêng đối với hàng dệt may, tỷ lệ “linh hoạt” này ở mức tối đa 10% trọng lượng của hàng hóa hoặc 10% trọng lượng của loại sợi hoặc vải quyết định phân loại mã số hàng hóa.
Mẫu C/O (chứng nhận xuất xứ hàng hóa) mẫu CPTPP cấp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bao gồm các thông tin tối thiểu theo quy định tại Hiệp định CPTPP cũng được ban hành kèm theo thông tư.
Về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hàng xuất khẩu từ Việt Nam áp dụng cơ chế C/O do cơ quan, tổ chức được Bộ Công thương ủy quyền cấp. Thời gian chuyển tiếp thực hiện cơ chế nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện từ 5 đến 10 năm theo hướng dẫn của Bộ Công thương. Cơ chế nhà nhập khẩu Việt Nam tự chứng nhận xuất xứ thực hiện sau 5 năm kể từ ngày CPTPP có hiệu lực.
Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa của Việt Nam thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 và các quy định khác có liên quan.
Theo đó, Thông tư số 03/2019/TT-BCT sẽ có hiệu lực kể từ ngày 8/3/2019. Đối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu trước ngày thông tư này có hiệu lực, cơ quan, tổ chức cấp C/O xem xét cấp C/O mẫu CPTPP để được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định của hiệp định và theo quy định của nước thành viên nhập khẩu./.
Tố Uyên
相关推荐
- Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- Rối loạn cương dương: Đừng vì ngại ngùng mà không điều trị sớm
- Cảnh báo: Nguy cơ vỡ động mạch chủ nếu lạm dụng kháng sinh fluoroquinolon
- Hồ sơ CTCP Kỹ thuật nhiệt Mèo Đen sắp lên sàn UPCoM
- Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- Tìm thấy côn trùng trong sản phẩm, Heinz thu hồi món gà tây hầm dành cho trẻ ở Canada
- Trồng hoa sữa ở bãi rác Nam Sơn không có hiệu quả ngăn mùi
- Nhập lậu mì thanh đóng gói, nước sốt đóng chai của Trung Quốc về Lạng Sơn tiêu thụ