当前位置:首页 > La liga > 【soi keo mallorca】Nâng cao trách nhiệm của Hải quan trong hoạt động hợp tác quốc tế

【soi keo mallorca】Nâng cao trách nhiệm của Hải quan trong hoạt động hợp tác quốc tế

2025-01-10 16:59:24 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Empire777

nang cao trach nhiem cua hai quan trong hoat dong hop tac quoc te

Cử công chức hải quan Việt Nam ra nước ngoài sẽ hỗ trợ hiệu quả việc hợp tác,ângcaotráchnhiệmcủaHảiquantronghoạtđộnghợptácquốctếsoi keo mallorca trao đổi thông tin giữa Hải quan các nước. Trong ảnh: Đoàn Hải quan Lào sang thăm và làm việc với Hải quan Việt Nam, tháng 5-2013). Ảnh: Quang Tấn.

Theo thống kê sơ bộ, hiện nay nhiều nước phát triển và đang phát triển đã cử đại diện Hải quan ở nước ngoài như Mỹ (với 25 Văn phòng đại diện Hải quan tại hơn 20 nước), Nhật Bản (có 8 đại diện ở các nước), Hàn Quốc (có 10 đại diện và chuẩn bị bổ sung 3), Pháp (3 đại diện), Bỉ (5 đại diện), Trung Quốc (14 đại diện), Indonesia (4 đại diện), Thái Lan (4 đại diện)... Tại Tổ chức Hải quan thế giới, hiện có khoảng 100 nước thành viên tham gia cử đại diện tại tổ chức này.

(Nguồn: Vụ Pháp chế -Tổng cục Hải quan)

Theo phân tích của Ban soạn thảo, tại Khoản 1 Điều 5a Luật Hải quan hiện hành mới chỉ có quy định: “Cơ quan Hải quan có trách nhiệm thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Tổ chức Hải quan thế giới”.

Tuy nhiên, hiện nay hợp tác quốc tế ngày càng sâu, rộng, Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC, ASEM, GMS... cũng như các nước và các vùng lãnh thổ nên cần có cơ sở pháp lý để thực hiện.

Luật Hải quan hiện hành chưa quy định về phương thức thực hiện quyền tổ chức thu thập thông tin ngoài nước liên quan đến hoạt động hải quan.

Trong khi đó, dù hệ thống cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại và đại diện các cơ quan quản lý khác của Việt Nam tại nước ngoài khi cần cũng hỗ trợ tham gia một số vụ việc mà công tác hải quan yêu cầu nhưng hiệu quả công việc thấp, thông tin phúc đáp chậm hoặc không có, các mảng việc được theo dõi riêng rẽ thiếu tính tập trung, thống nhất; việc một cơ quan khác (không phải là Hải quan) thực hiện các thủ tục liên hệ, tiếp nhận thông tin, trao đổi với một cơ quan Hải quan nước ngoài sẽ ít có được sự sẵn sàng hợp tác có hiệu quả như mong muốn do các yêu cầu về bảo mật và sử dụng thông tin hải quan nêu tại hầu hết các văn kiện hợp tác hải quan.

Để khắc phục, tại Điều 6 dự thảo Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung quy định về hợp tác quốc tế sẽ bổ sung trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại các tổ chức quốc tế có liên quan về hải quan, tại các nước và vùng lãnh thổ và việc cử đại diện của Hải quan Việt Nam tại những nơi này theo quy định của pháp luật về cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Quy định việc cử công chức hải quan ra nước ngoài thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hải quan và tiếp nhận công chức hải quan nước ngoài vào Việt Nam thực hiện hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Theo đánh giá của Ban soạn thảo, những bổ sung trên sẽ hỗ trợ có hiệu quả việc hợp tác, trao đổi thông tin và hỗ trợ hành chính giữa các cơ quan Hải quan trong các điều ước quốc tế về Hải quan (Khoản c Điều 2 Công ước thành lập Hội đồng Hợp tác hải quan; Điều 16 Công ước Hỗ trợ hành chính lẫn nhau về các vấn đề Hải quan-Công ước Johanesburge...), các cam kết quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với tình hình thực tế Hải quan Việt Nam đã tiếp đón và làm việc với nhiều đoàn Hải quan các nước vào điều tra, xác minh thông tin để chống bán phá giá, gian lận chuyển tải, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, chấp hành các hiệp định biên giới, chống buôn lậu trên biển, kiểm soát XK, thực thi các nghị quyết chống khủng bố của Liên hợp quốc...

Đặc biệt từ năm 2006, hàng ngày cán bộ hải quan Việt-Lào đã sang lãnh thổ của nhau để thực hiện kiểm tra chung theo quy định tại Hiệp định GMS và phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đặt ra tại đề án “Cử đại diện Hải quan Việt Nam ở nước ngoài” (đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận triển khai).

Vì vậy, tại Điều 6 dự thảo Luật Hải quan sửa đổi quy định về Hoạt động hợp tác quốc tế của Hải quan như sau:

Theo chức năng và quy định của pháp luật, trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp, Hải quan Việt Nam có trách nhiệm:

1. Thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Tổ chức Hải quan thế giới và tại các tổ chức quốc tế có liên quan về hải quan, tại các nước, vùng lãnh thổ.

2. Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện thoả thuận quốc tế song phương với Hải quan nước ngoài.

3. Tổ chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệp vụ với Hải quan các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan.

4. Cử công chức hải quan Việt Nam ra nước ngoài công tác và tiếp nhận cán bộ hải quan nước ngoài vào Việt Nam theo quy định của pháp luật và các cam kết quốc tế song phương hoặc đa phương mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Ông Đặng Văn Tạo (nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan):Việc cử đại diện hải quan ở nước ngoài là vấn đề rất cần thiết đặt ra trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt liên quan đến nhiều vấn đề chống gian lận thương mại. Hơn thế, Hải quan các nước khác cũng đã thực hiện vấn đề này từ rất sớm.

Ông Trần Hải (nguyên Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính - Tổng cục Hải quan - nay là Vụ Tài vụ quản trị):Việt Nam rất cần phải có đại diện hải quan ở nước ngoài, bởi như thế mới có điều kiện để kiểm tra những vấn đề chuyển giá đang cấp bách hiện nay. Vì vậy, dự thảo Luật Hải quan cần đưa ra cơ sở để cơ quan Hải quan tham gia vào giải quyết vấn đề này.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:Dự thảo Luật cần bổ sung quy định về “kiểm tra hải quan chung giữa 2 nước có chung đường biên giới” để đảm bảo phù hợp với định hướng nội dung hóa các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.

Bộ Ngoại giao:Theo quy định tại Điều 14 Luật Cơ quan đại diện Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài năm 2009, việc cử cán bộ của các bộ, ngành hữu quan tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở yêu cầu công tác quan hệ đối ngoại từng nước. Vì vậy, không nên quy định “cứng” vấn đề này trong dự thảo Luật Hải quan sửa đổi.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư:Hoạt động hợp tác quốc tế về hải quan, đề nghị nghiên cứu quy định theo hướng Hải quan Việt Nam có trách nhiệm đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện trong lĩnh vực hải quan theo phân cấp.

Bộ Nội vụ:Dự thảo Luật cần làm rõ khái niệm “Tiếp nhận cán bộ Hải quan nước ngoài vào Việt Nam”.

T.Tr(ghi)

Thu Trang

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读