【udinese – inter】Câu hỏi xung quanh vụ thử hạt nhân của Triều Tiên

 人参与 | 时间:2025-01-25 20:41:38

cau hoi xung quanh vu thu hat nhan cua trieu tien

Hàn Quốc theo dõi sóng địa chấn phát ra từ vụ thử ngày 6-1 của Triều Tiên.

1. Triều Tiên nói gì về vụ thử hạt nhân?âuhỏixungquanhvụthửhạtnhâncủaTriềuTiêudinese – inter

Chính phủ Triều Tiên tuyên bố nước này vừa thử bom nhiệt hạch lần đầu tiên vào 10 giờ sáng ngày 6-1 và cuộc thử nghiệm đã thành công. Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA dẫn lời giới lãnh đạo Bình Nhưỡng khẳng định vụ thử này là một biện pháp tự vệ, nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước và sự sống còn của dân tộc trước các mối đe dọa hạt nhân ngày càng tăng và sự hăm dọa của các thế lực thù địch do Mỹ dẫn đầu, đồng thời để bảo vệ nền hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên và an ninh khu vực.

2. Làm thế nào để xác minh tuyên bố của Triều Tiên?

Hiện các Chính phủ và các nhà khoa học trên thế giới đang xác minh tính xác thực trong tuyên bố của Triều Tiên. Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết họ đã phát hiện một cơn địa chấn với cường độ 5,1 richter xuất phát từ phía Đông Bắc Triều Tiên, nơi họ từng tiến hành các hoạt động khảo sát hồi năm 2013 để kết luận về vụ Triều Tiên thử nghiệm bom nguyên tử. Nghị sĩ Hàn Quốc Lee Cheol-woo cho biết cơ quan tình báo Hàn Quốc ước tính trong vụ nổ lần này, Triều Tiên đã sử dụng 6 kiloton chất nổ, sinh ra địa chấn có cường độ 4,8 richter - nhỏ hơn vụ thử năm 2013 với 7,9 kiloton chất nổ và cường độ là 4,9 richter. Theo ông Lee, để thử thành công bom nhiệt hạch, cần gây ra vụ nổ với hàng trăm kiloton chất nổ, chứ không thể thành công chỉ với vụ nổ của hàng chục kiloton.

3. Thực chất là gì nếu không phải bom H?

Tháng 12-2015, khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un công bố Bình Nhưỡng cuối cùng đã phát triển thành công công nghệ chế tạo vũ khí nhiệt hạch, các chuyên gia đã tỏ ra nghi ngờ. Một số ý kiến cho rằng Triều Tiên có thể chuẩn bị thử nghiệm một “vũ khí đẩy mạnh phân hạch”, mạnh hơn một quả bom nguyên tử truyền thống. Các nhà thiết kế có thể dễ dàng tăng sức tàn phá của một quả bom nguyên tử bằng cách đặt ở lõi của nó một số lượng nhỏ tritium, là một dạng phóng xạ của hydro. Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) cho biết Seoul nghiêng về giả thuyết đây là vụ thử “vũ khí đẩy mạnh phân hạch”, một cấp độ để tiến tới bom H.

4. Liệu có thể ngăn cản được Triều Tiên?

Cộng đồng quốc tế gần như không còn phương án nào để đối phó với các vụ thử của Triều Tiên. Bình Nhưỡng vốn đã phải hứng chịu rất nhiều biện pháp trừng phạt, và mọi nỗ lực của Triều Tiên nhằm thoát khỏi thế bị bao vây cô lập đều thất bại. Những phương án quân sự có rất nhiều hạn chế trong khi hầu hết kênh tiếp xúc ngoại giao đang bị tê liệt. Trung Quốc vốn được coi là đồng minh chủ chốt và thân cận của Triều Tiên, dường như cũng đang mất kiên nhẫn và cũng có rất ít thông tin về các kế hoạch của Bình Nhưỡng. Thậm chí, Trung Quốc gần đây đã giúp soạn thảo và hậu thuẫn các biện pháp cấm vận của Liên hợp quốc áp đặt đối với Triều Tiên.

5. Liệu Triều Tiên có thể gây nguy hiểm cho Mỹ?

Có thể năm 2012, Triều Tiên đã phóng thành công tên lửa đưa vệ tinh đầu tiên của nước này vào quỹ đạo, nâng cao khả năng của tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng với tới Bắc Mỹ. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã lên án vụ phóng này, cho rằng nó vi phạm các nghị quyết của HĐBA và cơ quan này đã siết chặt lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên.

6. Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ phản ứng quân sự thế nào nếu Triều Tiên thử tấn công bằng tên lửa?

Nếu tên lửa thử bay vào vùng biển hoặc thậm chí bay qua Nhật Bản, thì các nước liên quan như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể không có đáp trả quân sự. Tuy nhiên, nếu tên lửa hướng tới đất liền, Mỹ sẽ sử dụng hệ thống tên lửa đánh chặn, bao gồm cả việc sử dụng các tàu trang bị hệ thống tên lửa đối không Aegis ở ngoài khơi Hàn Quốc. Nếu xảy ra các cuộc tấn công trực tiếp từ Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc rất có thể sẽ có hành động đáp trả. Ít có khả năng Trung Quốc sẽ có các hoạt động quân sự trong trường hợp này.

顶: 6628踩: 89295