当前位置:首页 > Thể thao > 【tỷ số alanyaspor】Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 2: Giải pháp và kiến nghị 正文

【tỷ số alanyaspor】Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 2: Giải pháp và kiến nghị

来源:Empire777   作者:World Cup   时间:2025-01-25 15:09:26
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế Hải quan Việt Nam tích cực điện tử hóa các quy trình theo tiêu chuẩn SAFE Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
 Ảnh minh họa: ST
Ảnh minh họa: ST

Một số giải pháp được đưa ra để cân nhắc, xem xét và tham khảo triển khai trong thời gian tới (giai đoạn 2026-2030), cụ thể như sau:

Thể chế

Hoàn thiện cơ sở pháp lý triển khai các nội dung cốt lõi của Khung SAFE.

- Luật Hải quan: Hải quan Việt Nam cần rà soát, bổ sung các quy định về quản lý chuỗi cung ứng tích hợp, chuỗi cung ứng ưu tiên, mở rộng “đối tượng người khai hải quan” (như các đối tượng tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới,…) và các quy định nghiệp vụ liên quan đến thương mại điện tử xuyên biên giới; bổ sung tiêu chí AEO (bổ sung 3 tiêu chí gồm an ninh đối tác thương mại, quản lý khủng hoảng và phục hồi sau sự cố, đánh giá phân tích và cải thiện tình hình); mở rộng “đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên” theo chuỗi cung ứng ưu tiên (AEO đối với đại lý hải quan và các loại hình doanh nghiệp khác như vận tải, kho bãi, đối tác tham gia thương mại điện tử, doanh nghiệp vừa và nhỏ…); Bổ sung chế độ ưu tiên đối với AEO (như chế độ ưu tiên trong các lĩnh vực: kiểm tra chuyên ngành, lĩnh vực vận tải, lĩnh vực khác của các bộ, ngành, lĩnh vực hải quan khi tự nguyện ứng công nghệ hiện đại, thông minh trong niêm phong, đảm bảo nguyên trạng của hàng hóa trong dây chuyền cung ứng,…); bổ sung các quy định về các nội hàm trong quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp, doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ (như đối tượng, các biện pháp công cụ hỗ trợ trong các chương trình phát triển quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp, khái niệm về doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ, các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ, kiểm soát tuân thủ,…).

- Nghị định và Thông tư: Cần rà soát và bổ sung tại các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Hải quan về nội dung liên quan đến AEO (chi tiết về các điều kiện an ninh đối tác; an ninh hàng hóa, an ninh nhân sự; quản lý khủng hoảng và phục hồi sau sự cố, đánh giá phân tích và cải thiện tình hình, chế độ ưu tiên, hệ thống cấp chứng nhận AEO, quy trình thủ tục hải quan và quản lý AEO từ trước, trong và sau thông quan, bao gồm: tiếp nhận thông tin điện tử trước, hồ sơ hải quan, đánh giá rủi ro lô hàng, phân loại các doanh nghiệp AEO theo các tiêu chí để từ đó đưa ra các các biện pháp kiểm soát AEO, các biện pháp khuyến khích AEO duy trì tình trạng AEO,...), trao đổi thông tin giữa Hải quan- doanh nghiệp, Hải quan và các bộ, ngành, Hải quan Việt Nam và Hải quan các nước (đặc biệt là các nước có chung đường biên giới); Bổ sung quy định về Mã tham chiếu hàng hóa duy nhất (UCR); Mã định danh thương nhân (TIN); Sửa đổi, bổ sung quy định về thời hạn gửi thông tin trước theo khuyến nghị của SAFE; Quy định báo cáo về đo lường hoạt động (số liệu kiểm tra hàng hóa rủi ro bằng soi chiếu; số liệu hàng hóa do nước nhập khẩu yêu cầu kiểm tra,…); Rà soát, sửa đổi, bổ sung về kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro theo Cẩm nang quản lý rủi ro của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO),...

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan nên tham gia ý kiến với Bộ Công an tại dự thảo Luật Dữ liệu, với Bộ Thông tin Truyền thông về sửa Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn 2 luật trên về các nội dung như: thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, chất lượng dữ liệu, kiểm soát dữ liệu,… và quy định về trách nhiệm và phối hợp của cơ quan Hải quan và các bộ, ngành trong việc sử dụng bộ dữ liệu dùng chung,…).

Hệ thống và dữ liệu

(i) Xây dựng hệ thống xử lý thông quan tự động và một cửa quốc gia tích hợp: Theo đó, doanh nghiệp gửi thông tin điện tử trước (1 bộ hồ sơ hải quan duy nhất bao gồm cả kiểm tra chuyên ngành nếu có) tới hệ thống tích hợp. Hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin dữ liệu. Hệ thống tích hợp các chức năng kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa của cơ quan Hải quan và kiểm tra chuyên ngành của các bộ, ngành. Mỗi cơ quan (cơ quan Hải quan và các bộ, ngành) được cấp một tài khoản truy cập vào hệ thống để xử lý và cho ra kết quả kiểm tra duy nhất. Sau khi hoàn thành kiểm tra, mỗi cơ quan chỉ cần thao tác trên 1 chức năng (bấm trên hệ thống) để phê duyệt. Trên cơ sở phê duyệt của các cơ quan, hệ thống tự động giải phóng hàng/thông quan hàng hóa. Như vậy, doanh nghiệp chỉ nộp 1 bộ hồ sơ duy nhất và đưa ra 1 kết quả duy nhất, giúp giảm thủ tục hành chính và thời gian thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi thương mại và đây là bước ngoặt lớn trong cải cách, hiện đại hóa của cơ quan Hải quan và các bộ, ngành. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan Hải quan và các bộ, ngành trong thiết lập hệ thống tự động, xây dựng bộ tiêu chí, bộ dữ liệu dùng chung nhằm đánh giá rủi ro, xác định trọng điểm.

(ii) Xây dựng hệ thống cấp chứng nhận AEO (AEO certificate system): Hệ thống tự động tiếp nhận hồ sơ đăng ký cấp chứng nhận AEO, ghi nhận kết quả thẩm định AEO, cấp chứng nhận AEO tự động (hoặc trả kết quả từ chối công nhận), theo dõi, đánh giá rủi ro, xác định rủi ro trọng điểm, cảnh báo và khuyến khích doanh nghiệp AEO tự nguyện duy trì tuân thủ, kênh hợp tác và hỗ trợ AEO tự động.

(iii) Dữ liệu: (i) Chuẩn hoá định dạng dữ liệu đúng chuẩn mực của WCO Data Model để dễ dàng trao đổi, phân tích dữ liệu, kiểm soát dữ liệu, đảm bảo chất lượng dữ liệu; (ii) Xây dựng quy trình kiểm soát dữ liệu (từ thu thập dữ liệu, chuẩn hóa dữ liệu, phân tích, đánh giá dữ liệu, cập nhật bộ dữ liệu, từ thông tin dữ liệu đầu vào đến thông tin dữ liệu đầu ra,…).

Xây dựng Quy trình thực hiện: Xây dựng Quy trình kết nối máy soi NII; các thiết bị an ninh thông minh với hệ thống đánh giá tuân thủ, đánh giá rủi ro; Quy trình kết nối đánh giá rủi ro thông tin trước với xử lý lô hàng của AEO/không AEO; Quy trình ký AEO MRAs; Quy trình đánh giá hiệu quả các hoạt động (bao gồm hệ thống xử lý dữ liệu thông quan điện tử và một cửa quốc gia, hệ thống cấp chứng nhận AEO, AEO MRA, quản lý chuỗi cung ứng tích hợp, trao đổi thông tin giữa các bên liên quan,).

Nguồn lực triển khai khung SAFE

Kiện toàn cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực thực hiện tổng thể các nội dung, giải pháp triển khai khung SAFE tại Việt Nam, cụ thể như sau:

- Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại để triển khai công tác hợp tác giữa cơ quan Hải quan và các bộ, ngành và Chính phủ nước khác trong đó giao cơ quan Hải quan là đơn vị đầu mối.

- Thành lập và giao nhiệm vụ cho 1 đơn vị đầu mối triển khai tổng thể nội dung khung SAFE, AEO và quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan. Trong đó, chức năng nhiệm vụ của đơn vị chủ yếu là công tác hợp tác với các bộ, ngành (từ thể chế, hệ thống, nguồn lực,…) và hỗ trợ, hợp tác các doanh nghiệp XNK khuyến khích tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan hướng đến công nhận AEO và duy trì AEO nhằm tăng cường và phát triển AEO tại Việt Nam, thu hút đầu tư tại Việt Nam đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan Hải quan.

- Để khuyến khích phát triển AEO, cơ quan Hải quan bố trí nguồn lực riêng (1 công chức), thiết lập riêng 1 cửa giao dịch phục vụ doanh nghiệp AEO, giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp AEO tại các chi cục Hải quan.

Ngoài ra, cần tuyển dụng, đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, AI và phân tích dữ liệu.

Kiến nghị

Trong bối cảnh Chính phủ điện tử của toàn quốc, cải cách hiện đại hóa của cơ quan Hải quan, để triển khai toàn diện các nội dung khung SAFE và thành công các giải pháp trên trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, cần có sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Tổng cục Hải quan, sự quyết tâm của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan, sự tham gia của các bộ, ngành, sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và hợp tác với các nước trên thế giới đặc biệt là các nước có chung đường biên giới. Cụ thể như sau:

- Tổng cục Hải quan trình các cấp Lãnh đạo (Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, các bộ, ngành,…) về dự thảo sửa Luật Hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; xây dựng, hoàn thiện hệ thống xử lý thông quan tự động và một cửa quốc gia, hệ thống cấp chứng nhận AEO;

- Tổng cục Hải quan và các bộ, ngành phối hợp xây dựng quy trình thủ tục hành chính và kiểm tra chung (kiểm tra hải quan và kiểm tra chuyên ngành), quản lý rủi ro, phân tích dữ liệu, công nhận kết quả kiểm tra chung, chế độ ưu tiên của AEO, AEO MRA trong lĩnh vực hải quan và các lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành,…

- Tổng cục Hải quan cần rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, đánh giá hiệu quả hoạt động hệ thống; nghiên cứu, định hướng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống, dữ liệu và quy trình một cách tổng thể theo khuyến nghị của SAFE và theo Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030.

- Tuyên truyền sâu rộng về nội dung Khung SAFE trong toàn ngành.

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh