VHO - Với cảnh quan thiên nhiên đẹp,áttriểndulịchgắnvớibảotồnbảnsắcvănhóadântộsoi kèo asroma cùng bản sắc văn hóa dân tộc Hrê, được huyện Minh Long (Quảng Ngãi) định hướng tập trung phát triển du lịch cộng đồng, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức chương trình “Khám phá Minh Long” nhằm tìm hiểu những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Hrê và các địa điểm du lịch nổi tiếng ở địa phương. Qua đó, quảng bá hình ảnh Minh Long và kết nối phát triển du lịch Quảng Ngãi nói chung.
Tham gia hành trình, du khách có dịp tìm hiểu những nét đẹp văn hóa đặc sắc của đồng bào Hrê; phong tục tập quán, cảnh đẹp nên thơ, yên bình ở thôn Gò Tranh, xã Long Sơn.
Thôn Gò Tranh dưới chân dãy núi Thạch Bích, với những ngôi nhà sàn truyền thống được đồng bào dân tộc thiểu số Hrê nơi đây gìn giữ. Nhà sàn nằm san sát nhau, đường làng, ngõ xóm được người dân trồng các loại hoa, tạo không gian xanh, sạch, đẹp, yên bình. Tản bộ quanh làng, nhiều du khách thích thú khi được người dân địa phương trực tiếp hướng dẫn tham quan những ngôi nhà sàn truyền thống, tìm hiểu nét đẹp văn hóa, sinh hoạt của đồng bào Hrê.
Sau khi tham quan Gò Tranh, du khách nghỉ chân bên nhà văn hóa thôn để thưởng thức những điệu múa, tiếng chiêng ba rộn rã của đồng bào Hrê. Chị Định Thị Vinh, ở thôn Gò Tranh, một trong những nghệ nhân hát ta lêu, ca choi hay nhất vùng đã biểu diễn một số làn điệu chào đón du khách...
Cán bộ văn hóa xã Long Sơn Trần Đình Hà cũng là nghệ nhân đánh chiêng ba giỏi ở thôn Gò Tranh cho biết, nhiều đoàn khách đến địa phương để tham quan, rất thích thú trước cảnh đẹp hoang sơ ở nơi này. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch của thôn còn nhiều khó khăn.
“Tôi mong cơ quan chức năng tiếp tục kêu gọi đầu tư để phát triển du lịch cộng đồng. Những ngôi nhà sàn truyền thống của người dân sẽ thích hợp làm homestay, giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế”, ông Hà bày tỏ.
Rời Gò Tranh, du khách lại được ngắm thác Savan nổi tiếng ở xã Long Sơn. Thác nước hoang sơ giữa núi rừng được nhiều đoàn du khách tìm đến để tắm mát, tham quan.
Phó Trưởng phòng VH TT huyện Minh Long Đinh Văn Ý cho hay, địa phương đã quy hoạch điểm du lịch sinh thái tại thác Savan, với diện tích 25ha. Cùng với thác Savan, điểm du lịch Thác Trắng, ở xã Thanh An, sẽ tạo thành điểm nhấn trong hành trình khám phá du lịch Minh Long.
Minh Long cũng như các huyện miền núi trong tỉnh được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh hùng vĩ. Đặc biệt, những nơi này có hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan đẹp, độc đáo gắn với rừng, cùng sự phong phú của sắc màu văn hóa đồng bào các dân tộc, đây sẽ là mảnh đất màu mỡ để hình thành những sản phẩm du lịch đặc trưng, phát triển du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử và du lịch cộng đồng.
Tuy nhiên, việc phát triển du lịch ở Minh Long còn nhiều hạn chế. Trên địa bàn huyện mới chỉ có điểm du lịch Thác Trắng được đầu tư, thu hút du khách. Các địa điểm khác như hồ Biều Qua, đập Đồng Cần... còn ở dạng tiềm năng đang được quy hoạch, chờ nhà đầu tư khai thác.
Minh Long có các điểm đến thơ mộng như: Thác Trắng, thác Savan, đập Đồng Cần, hồ Biều Qua và những nét văn hóa độc đáo của đồng bào Hrê...
Theo Giám đốc Sở VHTTDL Nguyễn Tiến Dũng, địa bàn miền núi vẫn còn rất nhiều khó khăn để phát triển du lịch. Cơ sở hạ tầng giao thông chưa được đầu tư đồng bộ. Nhiều nơi làm du lịch tự phát, thiếu quy hoạch, đầu tư bài bản...
“Trong thời gian đến, Sở sẽ tiếp tục triển khai các chương trình tour, tuyến du lịch kết nối với các điểm đến du lịch ở các địa phương miền núi; phối hợp với các địa phương để xây dựng các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng; huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút nhà đầu tư để phát triển du lịch sinh thái ở địa bàn miền núi”, ông Dũng thông tin.
Thời gian qua, tranh thủ nguồn vốn của dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, huyện Minh Long đang tập trung triển khai bảo tồn, phát huy những nét văn hóa truyền thống trên địa bàn.