TAND cấp cao tại TP.HCM vừa đưa ra xét xử giám đốc thẩm và tuyên chấp nhận toàn bộ kháng nghị của Viện KNSD cấp cao tại TP.HCM,ễnbiếnmớivụtranhchấpdựánngàntỷởBìnhDươkết quả bóng đá hạng nhì đức huỷ toàn bộ 2 bản án sơ thẩm, phúc thẩm liên quan đến vụ tranh chấp dự án KDC Hoà Lân 490.000m2 tại TP Thuận An, tỉnh Bỉnh Dương, giao cho Tòa án quận 7 xử lại sơ thẩm.
Diễn biến sự việc bắt đầu từ năm 2003. Công ty Thiên Phú vay vốn tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam – chi nhánh Chợ Lớn để đầu tư vào dự án Khu dân cư Hòa Lân.
Dự án Khu dân cư Hòa Lân |
Do không trả được nợ, công ty này ký biên bản thỏa thuận giao cho Agribank được toàn quyền xử lý, phát mãi tài sản thông qua tổ chức bán đấu giá để thu hồi nợ.
Đến phiên đấu giá lần thứ 13 ngày 25/5/2017, Công ty CP Xây dựng A Đông Hải (đổi tên là Công ty CP Đầu tư và phát triển Kim Oanh thành phố Hồ Chí Minh – gọi tắt là công ty Kim Oanh) trúng đấu giá 1.353 tỷ đồng.
Ngày 1/7/2017, Công ty Nam Sài Gòn với Công ty Kim Oanh ký hợp đồng 01-10/2017 mua bán tài sản đấu giá có công chứng theo quy định pháp luật.
Sau đó, Công ty Thiên Phú khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng kể trên; hủy kết quả bán đấu giá tài sản dự án Hòa Lân…
Tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 99/2020 ngày 12/11/2021, TAND quận 7, TP.HCM không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn (Công ty Thiên Phú) về hủy kết quả bán đấu giá; hủy biên bản thỏa thuận về việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của Công ty Thiên Phú…
Tại Bản án kinh doanh thương mại Phúc thẩm, TAND TP.HCM cơ bản không thay đổi nhiều quyết định của bản án sơ thẩm.
Ngày 22/6/2021, tại Quyết định số 174, Viện trưởng VKSND cấp cao tại TP.HCM kháng nghị bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm nêu trên theo hướng đề nghị Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử giám đốc thẩm hủy toàn bộ các bản án; giao hồ sơ vụ án cho TAND quận 7, TP.HCM giải quyết sơ thẩm lại theo đúng quy định pháp luật.
Sau khi xem xét kháng nghị của Viện kiểm sát, Tòa Cấp cao cho rằng: Luật đất đai quy định “tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, … thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất”. Do đó, việc các bên ký hợp đồng thế chấp đối với phần đất Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất (246.853,1m2) là không đúng và hợp đồng này cũng không được đăng ký giao dịch bảo đảm nên không phát sinh hiệu lực đối với phần diện tích đất Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất.
Ngoài ra, Tòa cấp cao cho rằng việc ngân hàng đưa phần diện tích đất trên ra bán đấu giá là không đúng vì theo Luật Đất đai 2013 thì không đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất.
Ngoài ra, sau gần 2 năm, kể từ ngày trúng đấu giá, Công ty Kim Oanh mới thanh toán hết số tiền trúng đấu giá. Theo quy định pháp luật, việc chậm thanh toán này là căn cứ để hủy kết quả đấu giá nhưng ngân hàng không thực hiện...
Ngoài ra, Công ty Thiên Phú đã bán toàn bộ tài sản thế chấp nhưng vẫn không trả đủ số nợ hơn 1.237 tỷ đồng cho ngân hàng vì trong thực tế Công ty Thiên Phú không còn hoạt động và không có khả năng thi hành án nên Nhà nước bị thất thoát số tiền đặc biệt lớn.
Công ty Kim Oanh lên tiếng
Bà Đặng Thị Kim Oanh, Tổng Giám đốc công ty Kim Oanh khẳng định: “Công ty chúng tôi tham gia đấu giá, mua tài sản đấu giá là ngay tình. Giá khởi điểm là 960 tỷ đồng, Kim Oanh đấu giá công khai với 3 đơn vị cùng một lúc và giá Kim Oanh mua được tài sản cao hơn gần 400 tỷ đồng, so với tài sản đấu giá, thì không có lý do gì mà gọi là mua tài sản giá rẻ…
Về phần thanh toán chậm là do rất nhiều yếu tố tại dự án, bị vướng mắc các thủ tục thuế, đo đạc và xử lý tái định cư nên chúng tôi được ngân hàng đồng ý cho thanh toán chậm; nhưng Kim Oanh đã phải trả lãi gần 100 tỷ đồng”.
Bà Đặng Thị Kim Oanh cũng nhấn mạnh, về thủ tục đấu giá, Thanh tra Bộ Tư pháp có kết luận, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, do vậy hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật.
Theo đại diện công ty Kim Oanh, bản án giám đốc thẩm tuyên huỷ bản án sơ và phúc thẩm cho rằng có phần đất công, gây thiệt hại cho Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng là không có cơ sở. Lý do nguồn gốc đất này là do Công ty Thiên Phú đền bù của người dân và nếu cần Kim Oanh sẽ cung cấp toàn bộ thông tin về các hộ dân đã nhận đền bù.
Đó là chưa kể, dự án có 49ha thường được duyệt 50% là đất ở và 50% còn lại là đất giao thông đất cây xanh và giáo dục vv.. phục vụ cho dự án không thể tách rời. Trong thoả thuận nghi rất rõ là 24 ha đất có thu tiền sử dụng đất còn 26 ha còn lại sẽ giao cho doanh nghiệp trúng đấu giá để thực hiện dự án. Sau khi doanh nghiệp triển khai dự án, hoàn thành đưa vào hoạt động và được nhà nước nghiệm thu thì phần đất 26 ha trên vẫn giao lại cho nhà nước quản lý.
Viện KSND cấp cao nêu về dấu hiệu hình sự trong việc ngân hàng Agribank cho công ty Thiên Phú vay. Bà Kim Oanh nói rằng, trước đây Bộ Công an, Viện KSND Tối cao đã vào cuộc, có kết luận và đình chỉ điều tra. Theo bà, nếu có sai phạm giữa Agribank và Công ty Thiên Phú thì không liên quan gì đến Công ty Kim Oanh, vì Kim Oanh mua tài sản, đã trả đủ tiền.
Tuyên án vụ tranh chấp dự án 1.500 tỷ đồng ở Bình Dương
Chiều nay, TAND quận 7,TP.HCM đã tuyên án vụ “tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản đấu giá” dự án khu dân cư Hoà Lân, Bình Dương sau nhiều lần đưa ra xét xử, nhưng phải hoãn vì nhiều lý do.