Hệ thống xe buýt nhanh mang tên TransJakarta ở thủ đô Jakarta,ệthốnggiaothôngthôkqbd shandong taishan Indonesia. Mỗi ngày các đường phố của thành phố này phải "gánh" tới 9,9 triệu loại xe ô tô, xe máy, xe tải và các phương tiện khác, trong số đó có gần 2 triệu loại phương tiện giao thông đến từ các thành phố lân cận ở Tây Java và Banten. 70% ô nhiễm không khí của thành phố bắt nguồn từ xe cộ và người dân ở Jakarta phải sử dụng trung bình 10 năm trong đời để tham gia giao thông. Vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn khi tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm ở mức 9,5% đối với các loại xe có động cơ vượt xa sự gia tăng 0,01% số đường được xây mới trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2010. Tuy nhiên, sau 40 năm thảo luận và 25 nghiên cứu, giới chức nước này đã bắt đầu triển khai công trình tàu điện ngầm với mức đầu tư 1,7 tỷ USD ở thủ đô Jakarta với tổng chiều dài 108 km. Với 21,7 km cho hành lang Bắc-Nam và 87 km cho Hành lang Đông Tây, dự kiến khi hoàn thành, dự án này sẽ giúp làm giảm áp lực giao thông của thủ đô. Giai đoạn đầu của Hành lang Bắc-Nam với chiều dài 15,7 km dự kiến hoàn thành vào năm 2019 và sẽ phục vụ 212.000 hành khách mỗi ngày. Dự án sau khi hoàn thành sẽ có thể đạt mức tối đa là 960.000 người sử dụng mỗi ngày. Bên cạnh đó, chính quyền thủ đô Jakarta cũng đang tích cực phát triển hệ thống xe buýt nhanh như một biện pháp nhằm giảm bớt khó khăn của người dân trong việc tham gia giao thông. Năm 2004, Jakarta đã trở thành thành phố đầu tiên của Đông Nam Á đưa vào sử dụng hệ thống xe buýt nhanh (BRT) với tên gọi TransJakarta, trong đó chia làm hai loại, một đội xe chạy bằng nhiên liệu diesel và một đội xe chạy bằng chạy bằng nhiên liệu xăng để phục vụ các hành khách trên tổng chiều dài toàn tuyến là 193 km. Việc nhận ra cơn cơn ác mộng về giao thông là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hoạt động của thành phố là động lực giúp chính quyền thành phố Jakarta tiến hành nghiên cứu, học tập từ mô hình của Singapore trong việc phát triển các dự án giao thông đô thị. Dù lượng xe cá nhân khổng lồ vẫn là một thách thức mà thành phố đang tìm cách quản lý và tích hợp chúng vào một hệ thống giao thông đô thị toàn diện, song việc thu thập và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả đang góp phần biến đổi hệ thống giao thông của Jakarta nói riêng và các thành phố lớn ở Đông Nam Á nói chung, mang lại tác động tích cực đến môi trường, nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân. |