Với nhan đề “Việt Nam được nhiều hơn mất từ TPP,” bài viết nhận định trong bối cảnh Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, TPP sẽ giúp kinh tế Việt Nam giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Theo tính toán sơ bộ, trong 10 năm tới, GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm 36 tỷ USD do hưởng lợi từ TPP. Cùng với xu thế này, sẽ ngày càng nhiều công ty sản xuất và gia công hàng xuất khẩu chuyển nhà máy sang Việt Nam, khiến trong 10 năm tới, xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng thêm 28%.
Bài báo nhấn mạnh ngành công nghiệp may mặc của Việt Nam sẽ được hưởng lợi do các nước TPP giảm thuế nhập khẩu. Tập đoàn Âu-Á (Eurasia Group) thuộc Công ty nghiên cứu và tư vấn rủi ro chính trị toàn cầu dự đoán trong 10 năm tới, xuất khẩu hàng may mặc và giày dép của Việt Nam sẽ tăng thêm 50%. Nhưng "quy định xuất xứ" nghiêm ngặt của TPP cũng sẽ hạn chế lợi nhuận trong ngành may mặc của Việt Nam.
Ngoài may mặc, ngành thủy sản của Việt Nam cũng có thể hưởng lợi từ việc các thị trường thành viên TPP bỏ thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, nông nghiệp vốn là thế mạnh của Việt Nam và ngành sản xuất y dược sinh học của Việt Nam sẽ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ bên ngoài. Bài báo lưu ý rằng, TPP tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ hạn chế các công ty trong lĩnh vực nông nghiệp và y dược của Việt Nam tiếp cận với sản phẩm và công nghệ mới./.
- Bạo động khiến ít nhất 15 người thiệt mạng tại Papua New Guinea
- Nồng độ khí nhà kính và mực nước biển tăng cao kỷ lục trong năm 2021
- Hàn Quốc: Seoul bắt buộc người dân đeo khẩu trang từ ngày 24
- Nga sắp lưu hành vaccine ngừa COVID
- Giá cước vận chuyển tăng mạnh do căng thẳng ở Biển Đỏ
- Số ca tử vong vượt 10.000 người, Italy treo cờ rủ tưởng niệm nạn nhân
- G7 họp kín thảo luận tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine
- Ông Ilham Aliyev tái đắc cử Tổng thống Azerbaijan
- Liên hợp quốc cảnh báo hậu quả khi nhiên liệu cạn kiệt ở Dải Gaza
- Lầu Năm Góc xác nhận máy bay quân sự Mỹ rơi tại Afghanistan