【tỷ lệ kèo phạt góc】Bộ Công Thương ứng phó kịp thời trước diễn biến tình hình thế giới

 人参与 | 时间:2025-01-25 09:57:43

Phản ứng chính sách kịp thời

Tình hình chính trị,ộCôngThươngứngphókịpthờitrướcdiễnbiếntìnhhìnhthếgiớtỷ lệ kèo phạt góc kinh tế toàn cầu đã và đang có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp và khó đoán định. Đó là phong trào dân túy lan rộng tại châu Âu, tiến trình Anh rời EU diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, sự gia tăng chủ nghĩa dân túy, bảo hộ ở nhiều nước dẫn đến cạnh tranh địa – kinh tế giữa những nước lớn, xói mòn hệ thống thương mại đa phương và gia tăng cạnh tranh thương mại. Đặc biệt, những căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc khó dự báo…

bo cong thuong ung pho kip thoi truoc dien bien tinh hinh the gioi

Đồ gỗ là 1 trong những sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại giữa Việt Nam - Mỹ

Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam lại có độ mở lớn, hội nhập sâu rộng cùng nền kinh tế thế giới nên mỗi biến động trong tình hình quốc tế có tác động trực tiếp tới thương mại - đầu tư của Việt Nam. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo rất sát sao, điều hành linh hoạt, kịp thời, đặc biệt là đối với các vấn đề về điều hành tỷ giá, lãi suất, xử lý các vấn đề về thương mại, thị trường, phòng vệ thương mại... Qua đó về cơ bản, nước ta đã vượt qua những khó khăn, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định và ghi nhận kết quả tích cực, đặc biệt là trong điều hành tỷ giá, lãi suất linh hoạt, phù hợp, thị trường chứng khoán ổn định, thu hút vốn đầu tư được bảo đảm, xuất khẩu tăng trưởng ở mức cao... Tất cả 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta năm 2018 đã đạt và vượt so với mục tiêu kế hoạch đề ra.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong năm 2018, Bộ Công Thương cũng đã thường xuyên có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ để cập nhật, đánh giá tình hình, hướng tác động của cuộc chiến thương mại này tới Việt Nam và đề xuất các biện pháp để ứng phó, xử lý kịp thời. Điển hình là các Báo cáo gửi kèm theo các công văn số: 248/BCT-PVTM ngày 26/3/2018, 315/BCT-PVTM ngày 10/4/2018, 370/BCT-PVTM ngày 24/4/2018, 318/BCT-AM ngày 26/4/2018, 450/BCT-AM ngày 21/5/2018, 614/BCT-AM ngày 09/7/2018, 843/BCT-KH ngày 28/9/2018, công văn số 1076/BCT-KH ngày 19/12/2018.

Tuy nhiên, diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng như những biến động trong cảnh khu vực và thế giới ngày càng trở nên phức tạp hơn, gây ra những tác động khó lường, không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà còn ở nhiều lĩnh vực khác, thậm chí có thể tác động tới định hướng phát triển và chính sách vĩ mô của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Để theo dõi, kịp thời ứng phó với những diễn biến trong bối cảnh thế giới để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, ngày 21/01/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 05/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo theo dõi diễn biến tình hình căng thẳng chính trị giữa các quốc gia,xung đột thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịchvới sự tham gia của Lãnh đạo 20 Bộ, ngành, cơ quan có liên quan để phối hợp theo dõi một cách có hệ thống, bám sát tình hình, phối hợp có hiệu quả hơn trong chỉ đạo điều hành của các Bộ ngành cũng như đề xuất, tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác chỉ đạo điều hành vĩ mô chung, kể cả những vấn đề cần có phản ứng nhanh và những vấn đề mang tính trung hạn và dài hạn hơn.

Đến nay, Bộ Công Thương với trọng trách là Trưởng Ban Chỉ đạo và các Bộ ngành Thành viên Ban Chỉ đạo đã và đang tiếp tục tích cực bám sát theo dõi, cập nhật tình hình, thường xuyên có những nhận định, đánh giá để chủ động phối hợp, phản ứng chính sách kịp thời. Đồng thời thường xuyên có báo cáo, tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo chung, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, hiệu quả trong công tác điều hành, quản lý của Chính phủ.

Tiếp tục bám sát định hướng của Chính phủ

Theo Bộ Công Thương, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trong ngắn hạn về cơ bản là các tác động có lợi đến xuất khẩu và thu hút đầu tư của Việt Nam.

Trong số danh sách các sản phẩm của Trung Quốc bị Mỹ áp thuế trong năm 2018, một số sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đã được hưởng lợi cụ thể: đồ gỗ, nội thất phòng ngủ (tăng 2%), đồ gỗ, nội thất (tăng 14,2%), hạt điều đã bóc vỏ (tăng 18,3%), máy thu phát, thiết bị chuyển mạch (tăng 35%), sofa (tăng 22%).

Năm 2019, việc Mỹ tăng thuế lên 25% đối với hàng hóa trong gói 200 tỷ USD sẽ tiếp tục tạo ra thêm nhiều lợi thế hơn cho xuất khẩu các mặt hàng trên của Việt Nam trong tương lai. “Nếu gói 300 tỷ USD được Mỹ áp dụng, các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng lợi thêm tập trung vào các sản phẩm như điện thoại di động - mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu sang Mỹ (năm 2018 xuất khẩu khoảng 4,77 tỷ USD); giầy dép thể thao (xuất khẩu 2 tỷ USD)”– Bộ Công Thương nhận định.

Về đầu tư, với nguy cơ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung còn kéo dài, nhằm tránh những tác động tiêu cực, hiện nay đã xuất hiện 2 xu hướng sau trong luồng vốn đầu tư từ các nhà đầu tư Trung Quốc sang Việt Nam nhằm hưởng ưu đãi thuế quan. Đó là một số nhà đầu tư Trung Quốc và nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Trung Quốc tìm cách đi vòng, thành lập doanh nghiệp ở các đảo quốc "thiên đường thuế" (BVI, Camay Islands, Singapore, HongKong...) để từ đó đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, các nhà đầu tư Trung Quốc "đi tắt" vào thị trường Việt Nam thông qua việc tham gia mua vốn góp, cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam để nhanh chóng thiết lập, điều hành và kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Điều này, thể hiện rõ nét qua số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 5 tháng đầu năm 2019, trong số 88 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,08 tỷ USD; Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,09 tỷ USD, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư; Trung Quốc lần lượt xếp vị trí thứ tư với tổng vốn đăng ký là 2,02 tỷ USD. Đây là mức gia tăng đột biến và "bất thường" so với các năm trước khi Hàn Quốc, Nhật Bản thường đứng đầu trong số các quốc gia có FDI vào Việt Nam.

Tuy nhiên, trong dài hạn, các tác động có thể lan rộng và đi sâu hơn vào cấu trúc kinh tế - đầu tư của ta bởi trong dài hạn cuộc chiến này có thể sẽ làm thay đổi lớn trong môi trường thương mại - đầu tư của thế giới và khu vực, và tác động tiêu cực có thể sẽ lớn hơn.

Do vậy, để ứng phó với diễn biến của cuộc chiến hiện nay cũng như dự tính có thể gia tăng trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo cho rằng, cần bám sát điều hành tỷ giá, lãi suất ngân hàng. Tiếp đó là xuất nhập khẩu, cần đẩy mạnh các hoạt động thúc đẩy đa dạng hóa thị trường để hạn chế sự phụ thuộc quá lớn vào một số thị trường lớn, khai thác có hiệu quả các FTA đã được ký kết; đồng thời phải có sự chuẩn sẵn sàng các phương án để hỗ trợ doanh nghiệp nâng quy mô sản xuất để đẩy mạnh xuất khẩu khi thị trường thuận lợi. Đồng thời, phải tăng cường các biện pháp về phòng vệ thương mại để hạn chế tác động của việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam do việc chuyển hướng xuất khẩu để tránh dư thừa của Trung Quốc và Hoa Kỳ để bảo vệ sản xuất trong nước, đồng thời, ổn định giá cả thị trường nội địa.

Đặc biệt, cần quán triệt tinh thần là bình tĩnh, chủ động, "lặng lẽ" triển khai các biện pháp đề ra, không gây tâm lý lo ngại không đáng có trong doanh nghiệp, tránh sự "chú ý" của các nước đang trong cuộc chiến này” – Bộ Công Thương nhấn mạnh.

顶: 67858踩: 368