Trước đó,àngiaochicụcquảnlýthịtrườngvềBộCôngthươtorino vs monza ngày 10/8 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 34/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) trực thuộc Bộ Công thương.
Theo đó, Tổng cục QLTT là tổ chức trực thuộc Bộ Công thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng; đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật.
Như vậy, tính đến nay, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, Bộ Công thương đã thực hiện bàn giao chi cục QLTT địa phương trực thuộc về bộ bao gồm 28 tỉnh phía Bắc cả về tài sản cơ sở vật chất và nguồn nhân lực…
Được biết, ngày 12/10 tới sẽ là ngày Quyết định 34 chính thức có hiệu lực, tất cả các chi cục QLTT sẽ về với Tổng cục QLTT. Bộ Công Thương sẽ có đề án chi tiết cho các chi cục liên tỉnh khi có ý kiến từ các địa phương, còn trước mắt vẫn giữ 63 chi cục.
Bộ Công thương cho hay, trong năm 2018, bộ này cho biết sẽ vẫn thực hiện đúng phương án cắt giảm 169 đội, tương đương với việc cắt giảm 24% tổng số đội.
Theo kế hoạch, việc xây dựng Đề án thành lập 19 Cục Quản lý thị trường liên tỉnh sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước tháng 12/2019, theo đó sẽ giảm từ 63 cục cấp tỉnh, thành phố xuống còn 44 cục cấp tỉnh, thành phố và liên tỉnh. Việc rà soát, giảm số lượng các đội quản lý thị trường cấp huyện xuống còn 376 đội theo lộ trình đến năm 2020, giảm 24%./.
Tố Uyên