设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kèo tbn】Môi trường kinh doanh cần giảm rủi ro về chính sách 正文

【kèo tbn】Môi trường kinh doanh cần giảm rủi ro về chính sách

来源:Empire777 编辑:Ngoại Hạng Anh 时间:2025-01-12 17:39:14

moi truong kinh doanh can giam rui ro ve chinh sach

DN cần được bảo vệ trước những rủi ro về chính sách. Ảnh: H.A.

Vẫn còn những rào cản lớn

moi truong kinh doanh can giam rui ro ve chinh sach
Môi trường kinh doanh tốt,ôitrườngkinhdoanhcầngiảmrủirovềchínhsákèo tbn không chỉ là thân thiện để DN được tự do kinh doanh mà còn phải an toàn, chi phí thấp, rủi ro thấp.
moi truong kinh doanh can giam rui ro ve chinh sach

Ông Vũ Tiến Lộc:

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, Chính phủ đã có nhiều cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, phí và chi phí, những vấn đề này đang được giải quyết đúng hướng, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề đang bỏ ngỏ gây ra nhiều bất cập, cản trở DN phát triển. Theo đó, ông Hiếu nhấn mạnh vấn đề rủi ro pháp lý cho DN. Cụ thể, hiện nay quy định giấy phép kinh doanh cấp phổ biến có thời hạn 5 năm và sau 5 năm phải được cấp lại gây rủi ro pháp lý cho DN, bởi nếu DN không xin cấp lại được giấy phép thì những đầu tư của DN trong 5 năm trước không biết sẽ như thế nào. Viện dẫn trường hợp Nghị định về kinh doanh khí gas, những yêu cầu nâng chuẩn mực kinh doanh khí gas của Nghị định đã khiến cho Hiệp hội kinh doanh khí ga ở Hà Giang từ chỗ có 40 DN chỉ còn 29 DN do 11 DN không đủ vốn (1-1,5 tỷ đồng) để đáp ứng quy định. Nhưng hiện nay chuẩn mực về kinh doanh khí gas đã được hạ xuống lại tạo ra rủi ro cho các DN trước đây đã tuân thủ quy định tại nghị định này. Với chi phí lớn đã bỏ ra, họ sẽ không thể cạnh tranh được với các DN thành lập sau, khi các DN này không phải bỏ số vốn lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng như họ đã từng phải làm.

Liên quan đến những rủi ro về chính sách, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, thời gian qua khi kêu gọi DN đầu tư dự án, nhiều nơi chính quyền không thực sự "chung thuỷ" với DN. Sau khi kêu gọi được DN đầu tư vào địa phương thì chính quyền lại thay đổi chủ trương, có thể là do "lợi ích nhóm", làm ảnh hưởng tới lợi ích của DN, đẩy họ vào tình thế khó khăn.

Mới đây, tại hội thảo “Làm gì để môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định”, ông Tào Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Bình Minh (Thanh Hóa) đã cho biết tình trạng bi đát của DN ông. Theo đó, năm 2007 theo lời kêu gọi của tỉnh Thanh Hóa, DN đã đầu tư xây dựng Nhà máy nước sạch Nghi Sơn với công suất 90.000 m3/ngày đêm để phục vụ cho KKT Nghi Sơn và Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn. Theo quy hoạch KKT Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, KKT Nghi Sơn sẽ có 3 nhà máy nước, trong đó, Nhà máy nước sạch Nghi Sơn sẽ bảo đảm cấp nước cho khu vực Đông Nam KKT Nghi Sơn đến năm 2025. Năm 2010, nhà máy hoàn thành giai đoạn 1 với 30.000 m3/ngày đêm, đến năm 2016 tiếp tục đầu tư xây dựng giai đoạn 2.

Thế nhưng, năm 2016 UBND tỉnh Thanh Hóa lại chấp thuận chủ trương cho liên doanh tổng Công ty Anh Phát – Sông Chu làm chủ đầu tư nhà máy nước sạch mới tại KKT Nghi Sơn với công suất 60.000 m3/ngày. “Đáng nói nhà máy này chỉ nằm cách Nhà máy nước sạch Nghi Sơn 4 km, nằm ở vị trí yết hầu cung cấp nguồn nước thô. Chưa kể, nhà máy này không có trong quy hoạch chung KKT Nghi Sơn và hiện đang được ồ ạt xây dựng trong khi chưa được phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch. Nguy hiểm hơn, với nhà máy mới này thì nguồn cung nước cho khu vực bị thừa, do đó với sự ra đời của nhà máy này, gần như nhà máy chúng tôi đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng sẽ bị “bức tử”. Mười năm trồng cây, đến ngày hái quả thì chính quyền lại thay đổi chủ trương khiến nhà máy có nguy cơ phá sản" , ông Tuấn chia sẻ.

Không chỉ đồng hành, doanh nghiệp cần được bảo vệ

Bình luận về vụ việc cụ thể của DN trên, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, với đặc thù sản phẩm của nhà máy nước không phải bán một lần là xong, mà là bán khối nào được tiền khối ấy, gắn liền với nhu cầu của các khách hàng cố định, không thể bán cho khách hàng hay thị trường khác, vì thế, nếu Nhà máy nước sạch Nghi Sơn chỉ khai thác được 1/10 công suất thiết kế, thì có nghĩa là Thanh Hóa đã “bức tử” nhà đầu tư, đã “ưu ái cho DN này bằng cách tiêu diệt DN khác”.

Đánh giá chung, Luật sư Trương Thanh Đức cho biết, nhiều quy định khác liên quan đến sở hữu tài sản, đầu tư, kinh doanh như Luật Đất đai, Bộ luật Hình sự… chưa tạo ra sự an toàn pháp lý đầy đủ và cần thiết cho DN. Nhà đầu tư, DN và cá nhân vẫn đang phải đối mặt với những rủi ro rất lớn về đầu tư, kinh doanh. Luật sư cho rằng, rủi ro pháp lý và rủi ro chính sách vẫn là rủi ro lớn nhất đối với DN và không nên để tiếp diễn mãi tình trạng “mời chào thì rải thảm, làm rồi thì cắm chông, gài bẫy”. Luật sư Trương Thanh Đức lưu ý, theo các quy định điều chỉnh trực tiếp về bảo đảm đầu tư, kinh doanh của Luật Đầu tư, nếu quy định pháp luật thay đổi theo chiều hướng có lợi hơn thì DN sẽ được hưởng thêm lợi ích dù chưa được cam kết trước đó. Còn nếu pháp luật thay đổi theo chiều hướng bất lợi hơn thì DN cũng vẫn được giữ nguyên ưu đãi, mà không bị bớt đi hay thiệt hại đến quyền lợi đã được quy định hay cam kết trước đó.

TS. Vũ Tiến Lộc cũng cho biết, môi trường kinh doanh và thể chế của Việt Nam vẫn còn phức tạp, chi phí thủ tục hành chính vẫn cao, đánh giá của DN FDI về môi trường kinh doanh Việt Nam vẫn thấp, bởi trên thực tế, dù được tăng hạng nhưng môi trường kinh doanh của Việt Nam theo bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (Wold Bank) vẫn trong nhóm thấp. Vì thế cải cách môi trường kinh doanh theo hướng minh bạch, ổn định là yêu cầu bức thiết và là vấn đề muôn thuở. Cho rằng quy định của pháp luật có hạn chế là có thể giải thích theo nhiều cách khác nhau, ông Lộc kiến nghị, “trong trường hợp quy định pháp luật có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau thì nên dùng cách nào có lợi nhất cho người dân và DN”. Môi trường kinh doanh tốt, theo ông Vũ Tiến Lộc, không chỉ là thân thiện để DN được tự do kinh doanh mà còn phải an toàn, chi phí thấp, rủi ro thấp.

Theo ông Phan Đức Hiếu, chúng ta đang đi đúng hướng trong việc thực hiện Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35 và nên tiếp tục, nhưng quan trọng hơn, cần có cải cách toàn diện về giảm rủi ro, nâng cao an toàn trong kinh doanh cho DN. Không chỉ là đồng hành cùng DN mà quan trọng hơn, Chính phủ phải bảo vệ DN. Dẫn kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy họ có bộ phận chuyên môn là một văn phòng có nhiệm vụ cơ bản là “chặt chém quy định”, theo đó, văn phòng này chỉ có nhiệm vụ rà soát, kiến nghị bãi bỏ những quy định của nhà nước trái với thị trường, ông Phan Đức Hiếu đề nghị nên ngừng ban hành luật vì hiện chúng ta đã có quá nhiều quy định, văn bản, mà nên chú trọng vào giải quyết các rủi ro của thị trường, bãi bỏ những quy định cản trở, gây rủi ro, cản trở sáng tạo của DN, trái nguyên tắc thị trường.

热门文章

0.6949s , 7650.5390625 kb

Copyright © 2025 Powered by 【kèo tbn】Môi trường kinh doanh cần giảm rủi ro về chính sách,Empire777  

sitemap

Top