【bd kq ý】Chậm cấp mã số vùng nuôi, con tôm hẹp đường xuất khẩu
Yêu cầu cấp bách từ thực tiễn
Nhìn xuyên suốt cả năm 2020,ậmcấpmãsốvùngnuôicontômhẹpđườngxuấtkhẩbd kq ý xuất khẩu tôm Việt Nam đạt kết quả rất đáng khích lệ khi chiếm tới 3,78 tỷ USD trong tổng số 8,4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Đến nửa đầu năm 2021, mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường nhưng mặt hàng tôm vẫn mang về giá trị xuất khẩu 1,5 tỷ USD cho ngành hàng thủy sản (trong đó, tôm sú đạt 200 triệu USD, tôm thẻ chân trắng đạt 1,3 tỷ USD). Tổng cục Thủy sản dự báo xuất khẩu tôm nửa cuối năm nay sẽ tăng trưởng tốt ở các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc, mục tiêu xuất khẩu đạt từ 3,8 - 4 tỷ USD.
Tuy nhiên, yêu cầu của các thị trường nhập khẩu, đặc biệt là các thị trường khó tính rất quan tâm đến công tác truy xuất nguồn gốc và ngành hàng tôm cũng không phải ngoại lệ. Việc cấp mã số cơ sở nuôi tôm trở thành vấn đề hết sức nóng bỏng hiện nay. Bởi có thể ví mã số cơ sở nuôi tôm như số chứng minh nhân dân của mỗi người.
Từ mã số sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi tôm là ai, có địa chỉ ở đâu, nuôi tôm nước lợ hay nước ngọt… Yêu cầu này giống như mã số vùng trồng với mặt hàng rau, củ, quả khi xuất khẩu đến các thị trường, đặc biệt với những quốc gia trong 2 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là EVFTA và CPTPP.
Mã số cơ sở nuôi tôm được ví như số căn cước công dân của mỗi người. Ảnh minh họa.