Con trai nhà thơ Lưu Trọng Lư (phải) tại đêm thơ |
Trung tâm Văn hóa Phương Nam nằm trục đường chính Lê Lợi và phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu bên bờ sông Hương thơ mộng. Lâu nay,édấuấncủaPhươliịch thi đấu bóng đá hôm nay Phương Nam được biết là một địa chỉ giới thiệu các sản phẩm làng nghề truyền thống của vùng đất cố đô hay các sản phẩm văn hóa, giải trí... Hơn thế, đó còn là nơi gặp gỡ của văn nghệ sĩ, những nhân vật nổi tiếng qua những chương trình giao lưu do Công ty Văn hóa Phương Nam phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật địa phương và chính tác giả tổ chức.
Còn nhớ, ngay trong ngày khai trương cách đây hơn 4 năm, một loạt các sự kiện văn hóa được tổ chức. Có thể kể đến, như triển lãm “Reunion - Hội tụ” được đánh giá là cuộc “sum vầy” của ba cuộc hội ngộ, chuyện trò bằng ngôn ngữ tạo hình khác nhau; giao lưu và gặp gỡ các nhà văn, nhà thơ Nguyễn Đông Thức, Đoàn Thạch Biền, Lê Minh Quốc, Trần Thùy Mai… mang đến nhiều thú vị cho các khán giả yêu văn thơ tại Huế. Hay đêm thơ giới thiệu tác phẩm “1.000 nhà thơ Huế đương thời” thật sự là cơ hội để công chúng gặp gỡ, giao lưu cùng những nhà thơ hay những nhà nghiên cứu. Thật khó quên về sự “trải lòng” của các tác giả với khán giả và cùng với đó là những giãi bày về cảm xúc khi sáng tác và cả khi được tự mình đọc lên những dòng tâm sự trước bạn bè, công chúng mến mộ.
Những đêm thơ, nhạc, giới thiệu sách như thế thật sự là gặp gỡ thú vị. Chính những hoạt động này góp phần đưa tác giả và công chúng gần nhau hơn, làm phong phú thêm đời sống văn hóa văn nghệ ở Huế. Mô hình tạm gọi là “Book Café” trong nhà sách cũng từ đây lan tỏa qua các tỉnh, thành trong toàn quốc, như Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang... Đến nay, Phương Nam thiết lập được gần 10 điểm khai thác Book Café trong nhà sách và đó cũng là 10 điểm giao lưu gặp gỡ của văn nghệ sĩ của các vùng, miền.
Với Phương Nam, Huế có thể tự hào là nơi “sinh thành” ra mô hình Book Café. Thực tế, có nhiều văn nghệ sĩ không ở Huế cũng thích được tổ chức một buổi ra mắt tại đây. Có những hậu duệ của các nhà văn lớn đã tìm về với mô hình giới thiệu này, như kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Lưu Trọng Lư, gia đình và bạn bè đã tổ chức một đêm giao lưu …Nhà phê bình trẻ Phan Tuấn Anh, hẳn sẽ còn nghi nhớ cảm xúc khi thơ, bình luận của anh đến với công chúng trực diện tại Phương Nam. Còn nữa, những tác giả không sống bằng nghề văn nhưng có những đứa con tinh thần mang tính văn chương như nhà báo Hoàng Thị Thọ, Hoàng Văn Minh… cũng đã có những kỷ niệm đẹp khi tổ chức giới thiệu sách của mình trong không gian ấm áp, trang nhã này.
Không dễ để có một đêm giới thiệu các sáng tác hay công trình khảo cứu. Vấn đề “thương mại” đang làm khá nhiều các tác giả đau đầu. Với tư cách là một tác giả có tác phẩm muốn “trình làng” trong không gian cà phê sách của Phương Nam, chúng tôi đã gặp đại diện công ty lại Huế. Sự nhiệt tình, cởi mở của người làm công tác kinh doanh ở đây giúp tôi tự tin. Tuy nhiên, giá cả lại không phải chuyện đùa. Một cuốn truyện với giá bìa 100.000 đồng/ tác giả được 12% x 1.000 bản thì nhuận bút có thể chỉ tổ chức một hoạt động giới thiệu là đã vơi quá 3/4 mất rồi.
Hầu hết các tác phẩm được giới thiệu trong các đêm giao lưu hiện vẫn là tác phẩm tự in ấn và phát hành. Nhà thơ Đông Hà, Hội Nhà văn Huế cho biết: “Hàng năm, Hội có kinh phí cho việc giới thiệu tác phẩm của hội viên. Do kinh phí này rất hạn hẹp nên chỉ có những tác giả “xin” thêm được tài trợ hoặc bỏ tiền túi ra thì mới tổ chức được ở Phương Nam”. Đây có lẽ là một chút “lấn cấn” trong chuỗi những hoạt động vô cùng có ý nghĩa mà Phương Nam sách mang lại cho công chúng và văn nghệ sĩ Huế.