发布时间:2025-01-10 00:30:49 来源:Empire777 作者:World Cup
Internet mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với trẻ em Ảnh minh họa
Trước bối cảnh giới trẻ có điều kiện tiếp xúc sớm với Internet, bảo vệ các em trên không gian mạng đã trở thành một nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước đặc biệt lưu tâm khi môi trường này luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn và phát triển toàn diện của trẻ…
Những rủi ro không thể lường trước
Thông tin từ Cục Trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) cho biết, chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm 2023, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (111) đã tiếp nhận 251 cuộc gọi liên quan đến xâm hại trẻ em trên môi trường mạng (MTM). Trong đó, có 67 cuộc liên quan đến việc trẻ bị xâm hại tình dục; 20 cuộc liên quan đến bạo lực, bắt nạt; 22 cuộc liên quan đến bị dụ dỗ, gạ gẫm; 30 cuộc về vấn đề trẻ bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; 3 cuộc trẻ bị đưa thông tin cá nhân, riêng tư lên mạng... Tổng đài cũng nhận được 98 cuộc gọi tư vấn cách sử dụng Internet an toàn.
Theo Viện Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững, độ tuổi trẻ em tiếp xúc với Internet đã giảm xuống chỉ còn 6-7 tuổi. Trong khi đó, báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho biết, 82% trẻ em Việt Nam trong độ tuổi 12-13 sử dụng thành thạo Internet. Điều đó cho thấy, giới trẻ ngày càng có nhiều cơ hội được tiếp cận thông tin, học tập, giải trí trên không gian mạng và mang lại cho trẻ những kỹ năng cần thiết để thành công trong thế giới công nghệ số.
Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích là những rủi ro không thể lường trước các em tham gia nhiều hoạt động trên MTM. Việc “nghiện” Internet dẫn đến “nghiện” nhiều thứ khác, đặc biệt là nghiệm game. Thứ nghiện này không chỉ tiêu tốn tiền bạc, thời gian mà còn dẫn đến những vụ án hình sự do tội phạm vị thành niên gây ra như trộm cắp, gây thương tích, giết người… Đặc biệt, MTM khiến trẻ em sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn, trong đó nguy cơ lớn nhất là bị xâm hại, bạo lực, mà hậu quả nhiều khi đặc biệt nghiêm trọng, gây tổn thương dai dẳng suốt cuộc đời các em. Đơn cử như việc trẻ bị bắt nạt trên MTM, thể hiện qua việc các em phải hứng chịu những bình luận chế giễu, cợt nhả, chỉ trích, miệt thị, ác ý, thậm chí công kích, đe dọa, hoặc xuyên tạc làm mất thể diện. Thủ phạm có thể là nhiều người không quen biết, do tính ẩn danh, mạo danh và khả năng phát tán thông tin nhanh tới mức chóng mặt. Từ bắt nạt trên mạng, có thể dẫn đến những vụ bạo lực dã man ngoài đời.
Nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo vệ trẻ trên MTM
Lá chắn đầu tiên cho sự an toàn của trẻ trên MTM là hệ thống pháp luật, bao gồm nhiều Bộ luật quan trọng như Luật trẻ em, Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Giao dịch điện tử, Luật Báo chí, Luật Viễn thông, Luật Quảng cáo, Luật Công nghệ thông tin… Trên cơ sở pháp luật, năm 2021, Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 và Chương trình Bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng đã được Chính phủ phê duyệt, nhằm đưa ra các mục tiêu đột phá trong hoạt động bảo vệ và hỗ trợ trẻ em, dự báo tình hình tội phạm xâm hại trẻ em có thể xảy ra trong tương lai gần và xây dựng các biện pháp phòng ngừa…
Hàng loạt các nhóm giải pháp đã được kích hoạt, trong đó có những chương trình hành động cụ thể đã được triển khai hàng chục năm qua. Có thể kể đến việc thành lập Tổng đài Bảo vệ trẻ em mang số hiệu 111, trong 19 năm, Tổng đài đã tiếp nhận 5.398.105 cuộc gọi đến; tư vấn 469.408 ca; hỗ trợ, can thiệp cho 9.601 trẻ bị xâm hại, bạo lực, bị mua bán, bóc lột, trẻ có hoàn cảnh khó khăn và vi phạm quyền trẻ em…
Các Bộ, ngành có trách nhiệm trực tiếp trong việc bảo vệ trẻ em trên MTM là Bộ LĐ,TB&XH, Bộ TT&TT, Bộ Công an đã phối hợp chặt chẽ, cùng đồng hành xử lý các vấn đề liên quan; kịp thời, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm, đặc biệt là các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội; yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước ngoài gỡ bỏ thông tin vi phạm; kiểm tra, xử lý nội dung không phù hợp đăng tải trên báo điện tử, mạng xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ...
Sử dụng chính MTM để tăng cường sáng tạo, tương tác, nâng cao nhận thức của mỗi gia đình cũng là một trong những cách thức Việt Nam đã làm để bảo vệ trẻ em. Trong đó, có việc tổ chức các hội thảo, tọa đàm về bảo vệ trẻ em trên MTM; tổ chức các cuộc thi sáng tạo ý tưởng trò chơi về bảo vệ trẻ; phát hành sản phẩm tờ rơi, tài liệu, clip hướng dẫn kỹ năng an toàn trên mạng cho trẻ em và cha mẹ.
Một mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ trên MTM cũng được thành lập vào năm 2021, với sự tham gia của 24 đơn vị, bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp… nhằm tăng cường hiệu lực và kết quả thực thi các nhiệm vụ phòng, chống xâm hại trẻ em, góp phần nâng cao nhận thức xã hội và tạo lập một MTM an toàn, lành mạnh cho các em.
Không chỉ tập huấn cho trẻ em nòng cốt ở một số tỉnh, thành phố về kỹ năng tự bảo vệ mình và tương tác lành mạnh, sáng tạo trên MTM, mà năm 2022 đã có 40 phóng viên báo chí cũng được tập huấn nghiệp vụ để các cơ quan truyền thông, báo chí chú ý đến việc bảo vệ thông tin cá nhân khi đăng tin, bài về trẻ em.
Việt Nam cũng tích cực tham gia nhiều chương trình hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ trẻ em trên MTM. Mặc dù còn một số khó khăn, nhưng Chính phủ Việt Nam vẫn đã và đang nỗ lực để trẻ em luôn được an toàn, được thể hiện sự sáng tạo và được tương tác lành mạnh, nhằm đảm bảo và phát huy hiệu quả quyền trẻ em. Hiện các cơ quan quản lý nhà nước đang tiếp tục hoàn thiện, bổ sung chi tiết các quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em, bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân của trẻ, đặc biệt chú ý đến việc thiết lập cơ sở dữ liệu CSAM; tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức cho các gia đình; thực hiện khuyến nghị của Ủy ban Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em về bảo vệ trẻ em trên MTM (trong phiên đối thoại với Việt Nam năm 2022).
HOÀNG HƯƠNG
相关文章
随便看看