【keonhqcai】Thầy thuốc viết văn, đánh giặc và cứu người

时间:2025-01-25 23:01:29 来源:Empire777

Trên bàn của anh đặt một quyển thơ dày cộp. Nó có vẻ không ăn khớp với một con người luôn rắn rỏi,ầythuốcviếtvănđánhgiặcvàcứungườkeonhqcai quyết đoán trong công việc như GS.TS Nguyễn Tiến Bình, Giám đốc Học viện Quân y.

Nhưng tất cả đồng nghiệp đều biết, anh là một thầy thuốc giỏi, có trái tim của người nghệ sĩ...

Tuổi thơ

Nguyễn Tiến Bình sinh ra ở vùng quê nghèo khó, tỉnh Hà Tây (cũ). Nhà có đông anh em, nên mỗi khi đi học xong, anh lại tất tả ra đồng, cùng bố mẹ gặt hái – cày cấy...Chỉ đến đêm trở về nhà, anh mới được giở sách ra học trong ánh đèn leo lét.

 Trung tướng Nguyễn Tiến Bình, sinh năm 1954 tại Thường Tín, Hà Tây (nay là Hà Nội). Nhập ngũ năm 1978, đã tham gia phục vụ chiến đấu ở Campuchia và biên giới phía Bắc
Trung tướng Nguyễn Tiến Bình, sinh năm 1954 tại Thường Tín, Hà Tây (nay là Hà Nội). Nhập ngũ năm 1978, đã tham gia phục vụ chiến đấu ở Campuchia và biên giới phía Bắc

Thế mà Nguyễn Tiến Bình vẫn thi đỗ được ĐH Y Hà Nội, ngôi trường mà ngày nay, các “cậu ấm – cô chiêu” dù được bố mẹ bê cơm đến tận mồm, cho đi học thêm đủ loại thầy...vẫn không dám đăng ký thi vào, chứ chưa dám nói là thi đỗ.

Nhưng chiến tranh lại thôi thúc chàng trai trẻ ấy lên đường bảo vệ Tổ quốc, dù rằng, nhiều bạn bè học cùng trường của anh đã ở lại, làm việc ở những bệnh viện lớn, với đường công danh hứa hẹn rộng thênh thang.

Nhưng sau này, người thành công nhất lại là chàng trai dám xông vào khói lửa ấy. Anh trở thành một vị tướng, người thầy thuốc tài năng, lãnh đạo trường hàng đầu của quân đội, với điểm thi đầu vào luôn trên 27.

Những người nói chuyện với anh luôn bị thuyết phục và đồng cảm với người lính có chiếc tai dài và dày của nhà Phật, chiếc mũi to của người làm quan, và giọng nói trầm ấm của người thầy thuốc nhân từ...

Người lính mặc áo trắng

Chiến đấu ở biên giới Campuchia, người lính trẻ phải uống nước suối ở nơi mà đầu nguồn, có khi người ta “rửa ráy, phóng uế”.

Xa vợ 15 năm, nếm bao gian khổ, nguy hiểm, Nguyễn Tiến Bình càng thấy yêu cuộc sống hòa bình hôm nay.

“Thế hệ trẻ ngày nay sướng gấp 100 lần năm mươi năm về trước. Họ sướng quá nên cứ đòi hỏi được cái này, cái nọ mà không chịu nghĩ, mình đã làm được gì cho Tổ quốc” – vị Giám đốc Học viện Quân y chiêm nghiệm

Cả cuộc đời của anh chỉ nghĩ đến cống hiến cho đất nước.

Năm 2009, Nhà nước giao cho ngành y nhiệm vụ: “Nghiên cứu và thực hiện ghép tim trên người từ người cho chết não”. Tuy các thầy thuốc lớp trước đã lần đầu ghép thận thành công ở Việt Namvào năm 1992, rồi ghép gan vào năm 2004...Nhưng ghép tim lại có nhiều khó khăn khác, vì ai sẽ dám thay tim mình bằng trái tim của người khác, cách “lắp tim” như nào...?

Thế mà chỉ mười tháng sau khi nhận nhiệm vụ , anh đã cùng tập thể các thầy thuốc của Bệnh viện 103 Học viên Quân Y  hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, ghép tim thành công trên người, nhân rộng ra các bệnh viện khác...

GS Nguyễn Tiến Bình được đồng nghiệp đã được đồng nghiệp chuyên viên đầu ngành chuyên ngành Chấn thương chỉnh hình.

Nhà văn

“Đêm dài qua”, “Bên bến đò ngang”, “Ngày xưa, mùa mắc mật”...là một số truyện ngắn đầy tình người của vị bác sĩ quân y.

Đâu đó trong tác phẩm, người ta không khó nhận ra nỗi khắc khoải về chiến tranh, những nỗi đau trên thể xác của con người...nhưng nhân vật không bao giờ tuyệt vọng, mà luôn tin tưởng vào tương lai.

Anh bảo, bây giờ nhiều bạn trẻ được ra nước ngoài, hưởng đồng lương cao hơn quê nhà, đã vội lên giọng chỉ trích đất nước, thậm chí coi khinh chính những người mà mình sinh ra...

Đó là sự vô ơn.

Anh cũng thấy những “ông Giuốc Đanh” học đòi tiếng nước ngoài, hay “nói chêm” tiếng Tây khi đối thoại với người Việt.

“Máy bay gặp trục trặc. Em phải delaylại. Phải ordervé khác?” – tại sao phải dùng những thứ như vậy mà không phải là “hoãn bay”, “đặt vé”?

Những người am hiểu tiếng Anh, Pháp và Đức như ông thường không bao giờ dùng tiếng Tây với người Việt, luôn dùng từ đơn giản, trong sáng nhất.

Rồi những đám cỗ cưới ngày nay, đã biến tượng hơn xưa rất nhiều. Nhiều nơi bị biến thành chỗ người ta “trả nợ”, đến ăn – đưa phong bị mà chả biết mặt cô dâu, chú rể.

Không như ngày trước, người ta đánh đàn cho nhau nghe, người thân quây quần quanh đôi bạn trẻ, dù đám cưới không có những mâm cỗ và khung cảnh hoành tráng.

Sống qua chiến tranh, trải nghiệm trong thời bình, vị thầy thuốc quân y bảo, ngày trước người ta sống với nhau tình cảm hơn, có văn hóa hơn.

Nhưng ông cũng hy vọng, rồi đất nước sẽ qua giai đoạn quá độ, để người với người thương yêu nhau nhiều hơn...

Nhật Minh

推荐内容