您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【du doan may tinh】Cần ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát 正文

【du doan may tinh】Cần ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

时间:2025-01-11 08:46:42 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Đại biểu Quốc hội: Ưu tiên kiểm soát lạm phát bằng các biện pháp đồng bộPhục hồi kinh tế nhưng vẫn p du doan may tinh

Đại biểu Quốc hội: Ưu tiên kiểm soát lạm phát bằng các biện pháp đồng bộ
Phục hồi kinh tế nhưng vẫn phải kiềm chế lạm phát
Cần ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
Đại biểu Trần Hoàng Ngân tham gia thảo luận ở hội trường Quốc hội ngày 1/6. Ảnh: quochoi.vn

Thảo luận tại hội trường Quốc hội về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021 ngày 1/6, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM) cho biết, theo thông tin Tổng cục Thống kê mới công bố, tình hình kinh tế-xã hội 5 tháng đầu năm nay có nhiều điểm sáng tích cực trên nhiều lĩnh vực. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp đã tăng 8,3 %; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,7 %.

Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp nhiều thách thức. Đời sống người lao động, người dân, người nghèo đang gặp nhiều khó khăn do giá cả xăng dầu và một số mặt hàng tăng cao. Đến nay, các quốc gia lớn đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất điều hành làm ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế thế giới.

Để đạt mục tiêu kinh tế tăng trưởng 6-6,5% và kiểm soát lạm phát dưới 4 % trong năm 2022, đại biểu Trần Hoàng Ngân kiến nghị Chính phủ cần xây dựng hệ thống các giải pháp đồng bộ từ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, thích ứng với các kịch bản, trong đó lưu ý đến hai biến số quan trọng là giá xăng dầu và giá lương thực.

“Trước mắt cần ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh đó hỗ trợ giảm các chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giữ giá bán hàng hóa, cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra, kiểm soát giá, chống đầu cơ, chống các hành vi “té nước theo mưa” và khuyến nghị các chương trình bình ổn giá tại các địa phương, tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”, đại biểu Trần Hoàng Ngân nói.

Đại biểu đoàn TPHCM cũng đề cập tới vấn đề đẩy nhanh phát triển các ngành công nghiệp, nền tảng công nghiệp cơ khí, công nghiệp vật liệu, công nghiệp hỗ trợ, đẩy nhanh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và đầu tư nhiều hơn nữa cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Cần ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
Toàn cảnh các đại biểu Quốc hội tham gia thảo luận ở hội trường Quốc hội ngày 1/6. Ảnh: quochoi.vn

Triển khai đầu tư công có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, tiếp tục cắt giảm các khoản chi chưa cấp thiết, phối hợp hài hòa, đồng bộ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

“Chính sách tiền tệ phải theo hướng thận trọng, ưu tiên dòng vốn tín vụng cho sản xuất kinh doanh, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ; đảm bảo thanh khoản cho thị trường tiền tệ, không để lãi suất tăng cao, cản trở quá trình phục hồi của nền kinh tế”, đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.

Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Yến (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, nước ta vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro về ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát, các yếu tố bên ngoài tác động do chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, ảnh hưởng đến tiến trình phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội.

Hiện giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, đẩy giá hàng hóa khác tăng theo. Đến nay, việc tăng giá không chỉ dừng ở mặt hàng xăng dầu, khí đốt mà đã lan sang các mặt hàng vật tư, phân bón, lương thực, thực phẩm, tác động thành chuỗi dây chuyền khiến các chi phí dịch vụ tăng lên, làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đại biểu Nguyễn Thị Yến đề nghị Chính phủ cân nhắc, đánh giá sát tình hình, đưa ra các chính sách kiểm soát chặt và ổn định giá xăng dầu; điều hành linh hoạt, chặt chẽ, hiệu quả chính sách tài khóa, tiền tệ; đẩy mạnh thực hiện chương trình phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội và 3 chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tạo thuận lợi để kiềm chế lạm phát, bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, cần công khai, minh bạch việc quản lý, điều tiết giá cả như xăng dầu, vật tư nông nghiệp, y tế, sách giáo khoa để cử tri, nhân dân được biết và chia sẻ.

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội), thời gian tới Việt Nam cần tiếp tục kiểm soát nợ công, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Tất cả các giải pháp để có thể tăng được nguồn thu ngân sách đều cần coi trọng và huy động.