Đây là thiết bị không được phép sử dụng vì gây can nhiễu cho các hệ thống thông tin liên lạc trong nước như hệ thống dẫn đường hàng không,ăngcườngquảnlíthiếtbịvôtuyếnđiệnngoàiluồtỷ số aff hàng hải, GPS…
Để ngăn chặn việc sử thiết bị vô tuyến ngoài luồng này, Cục Tần số vô tuyến điện đề nghị Tổng cục Hải quan phối hợp tuyên truyền, phổ biến đối với người nhập cảnh về tác hại và ảnh hưởng của các thiết bị vô tuyến điện NK trái phép vào Việt Nam (trong đó có thiết bị điện thoại không dây chuẩn DECT 6.0 không phù hợp với quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện và quy hoạch băng tần của Việt Nam).
Ngoài ra, cần tăng cường phối hợp quản lí việc NK các thiết bị vô tuyến điện vào Việt Nam; Tổ chức kiểm tra, kiểm soát đối với việc NK các thiết bị vô tuyến điện tại các cửa khẩu hải quan. Đồng thời, phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc quản lí NK các thiết bị vô tuyến điện vào Việt Nam.
Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lí về hải quan (Tổng cục Hải quan) Ngô Minh Hải cho biết: Việc quản lí các mặt hàng thuộc diện quản lí chuyên ngành như điện thoại không dây được ngành Hải quan thực hiện chặt chẽ theo quy định, hướng dẫn của các bộ, ngành.
Tuy nhiên, có tình trạng đưa từ nước ngoài về Việt Nam sử dụng thiết bị không dây như đề cập ở trên do hàng hóa nằm trong diện hành lí kí gửi, xách tay, phi mậu dịch… mà theo công văn 2984/BTTT-CVT năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông, hàng hóa này được phép đưa về Việt Nam và không phải xin giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông. Do đó, việc quản lí của Hải quan gặp nhiều khó khăn.
Lãnh đạo Cục Giám sát quản lí về hải quan đồng ý quan điểm cần quản lí chặt chẽ các thiết bị vô tuyến điện ngoài luồng. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, Bộ Thông tin và Truyền thông cần có quy định, hướng dẫn rõ ràng để cơ quan Hải quan thực hiện.