游客发表
发帖时间:2025-01-26 01:40:36
Trước đó,óaXửphạttrangtrạilợnxảthảivượtquychuẩngâyônhiễmmôitrườhuachipato vs UBND xã Thiệu Thành đã lập đoàn kiểm tra, xác minh cụ thể việc xử lý chất thải trong chăn nuôi tại trang trại lợn của ông Ngô Văn Lãm tại xã Thiệu Thành, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thời điểm kiểm tra, trại nuôi lợn của ông Lãm đang nuôi nhốt 870 con (700 con lợn thịt và 170 con lợn nái). Tại đây, đoàn công tác phát hiện, nước tại bể lắng thứ 4 chảy ra sông Mậu Khê có màu đen, bốc mùi thối.
Nước thải từ trang trại lớn đầu độc dòng sông. (Ảnh: nongnghiep.vn)
Đoàn kiểm tra đã lập biên bản ghi nhận sự việc, đồng thời yêu cầu hộ ông Lãm khắc phục ngay tình trạng xả nước thải có màu đen, bốc mùi hôi thối ra sông; thực hiện các biện pháp khắc phục như (xây thêm hố lắng, bể bioga tương xứng với quy mô chăn nuôi) trong thời gian 7 ngày kể từ khi lập biên bản.
Vậy nhưng sau thời gian trên, tình trạng trên không những không được khắc phục mà còn diễn biến theo chiều hướng xấu hơn. Đỉnh điểm là ngày 18/9, người dân tiếp tục phát hiện nước sông Mậu Khê có mùi hôi thối. Tại hiện trường, dòng nước có màu đen kịt, tạo váng nổi trên mặt sông, kéo dài hàng km, rộng hàng chục mét, phủ kín cả dòng sông. Sau khi nhận được thông tin sự việc, đoàn công tác do UBND huyện Thiệu Hóa phối hợp UBND xã Thiệu Thành đã trực tiếp xuống hiện trường kiểm tra, lập biên bản sự việc.
Sau thời gian xác minh, UBND huyện Thiệu Hóa đã ban hành quyết định xử phạt hành chính 17,9 triệu đồng đối với trang trại lợn của ông Ngô Văn Lãm do 2 hành vi: xả nước thải vượt quy chuẩn 1,21 lần so với quy định; thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ một trong các nội dung giấy phép môi trường (nước thải không thải ra ao sinh học để tận dụng tưới cây và sử dụng cho phòng cháy theo nội dung cam kết bảo vệ môi trường đã được UBND huyện Thiệu Hóa xác nhận).
Bên cạnh đó, UBND huyện Thiệu Hóa yêu cầu ông Lãm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo chỉ đạo trước đó; đầu tư đầy đủ công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ cho chăn nuôi theo đúng mô hình chăn nuôi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2014.
Liên quan đến việc trang trại lợn xả thải gây ô nhiễm môi trường, trước đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Dabaco Thanh Hóa số tiền 216,5 triệu đồng do các hành vi không lập kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố chất thải và kế hoạch phục hồi môi trường sau sự cố chất thải; xả nước thải sau xử lý ra môi trường có chứa các thông số môi trường thông thường, vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 đến dưới 1,5 lần.
Hiện, công ty đang tiếp tục thực hiện bổ sung các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, như: lắp đặt đường ống, xử lý bể biogas không chảy ra ngoài môi trường; bổ sung thêm các lớp lưới chắn, lớp phủ phía trên hồ chứa; lắp đặt hệ thống phun dung dịch men khử mùi tự động trong chuồng nuôi…
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 62-MT:2016/BTNMT về nước thải chăn nuôi
QCVN 62-MT:2016/BTNMT quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải. Theo công thức:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
– Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải;
– C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi quy định tại mục 2.1.2;
– Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.1.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm, phá; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ;
– Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.1.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với thông số pH và tổng coliform; Nước thải chăn nuôi xả ra hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị Cmax = C quy định tại cột B, Bảng 1.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接