设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > La liga > 【ti le ca cuoc bd】Khoanh nợ, xóa nợ thuế là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay 正文

【ti le ca cuoc bd】Khoanh nợ, xóa nợ thuế là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay

来源:Empire777 编辑:La liga 时间:2025-01-11 01:32:59

CCT Dong Da

Cán bộ Chi cục Thuế Đống Đa (Hà Nội) hỗ trợ thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế.

Ông Nghĩa cho rằng,ợxóanợthuếlàrấtcầnthiếttrongbốicảnhhiệti le ca cuoc bd việc ban hành một nghị quyết để xử lý nợ là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

* PV: Như ông đã biết, Quốc hội hiện đang xem xét dự thảo Nghị quyết về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước. Là một chuyên gia trong lĩnh vực thuế, xin ông cho biết nghị quyết này có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện nay?

Nguyen Duc Nghia
Ông Nguyễn Đức Nghĩa
- Ông Nguyễn Đức Nghĩa: Việc ban hành các quy định pháp luật về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp NSNN (gọi tắt là xử lý nợ thuế) hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì hiện nay, hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới đều có cơ chế để thực hiện việc xử lý các khoản nợ thuế không còn khả năng thu hồi. Vấn đề này cũng hoàn toàn bình thường đối với các tổ chức có thực hiện việc thu hồi công nợ như doanh nghiệp và ngân hàng, các nơi luôn thực hiện công tác dự phòng nợ khó đòi và xử lý nợ xấu trên bảng cân đối kế toán hàng năm.

Đối với cơ quan quản lý thuế, việc xử lý nợ thuế sẽ giúp cho bảng cân đối ngân sách được rõ ràng và minh bạch hơn. Đồng thời, cơ quan quản lý và cán bộ quản lý thuế cũng giảm bớt thời gian để theo dõi, quản lý những khoản nợ không còn đối tượng thu. Từ đó, họ dành thời gian tập trung quản lý các khoản nợ mới và gia tăng công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thu để phòng chống các khoản nợ đọng mới phát sinh. Điều này cũng giúp cơ quan quản lý thuế tinh giản nhân lực bộ máy, tiết kiệm chi phí hành thu và nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống.

Đối với người nộp thuế, ngoại trừ các trường hợp cố tình chây ỳ nộp thuế, thì hầu hết các khoản nợ thuế phát sinh cần xử lý đều do yếu tố khách quan như: Người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc do doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, bị thiên tai, bất khả kháng... Khi các khoản nợ đọng được xóa bỏ, sẽ giúp cho người thừa kế không còn bị liên đới trách nhiệm nợ, giúp cho người góp vốn, người đại diện pháp luật được giải phóng nghĩa vụ pháp lý để tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh khác đóng góp cho xã hội.

Mặt khác, việc xử lý nợ thuế đối với doanh nghiệp bị thiệt hại, bị thiên tai, bất khả kháng... còn thể hiện ý nghĩa nhân văn của pháp luật thuế. Điều này giúp cho chính sách thuế gần gũi hơn với cuộc sống và thể hiện sự cảm thông, sẻ chia của nhà nước với các khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp.

* PV: Theo Dự thảo Nghị quyết xử lý nợ, những khoản nợ thuế phát sinh từ tiền phạt chậm nộp do người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự… nếu đáp ứng các điều kiện sẽ được xóa. Theo ông, khi thực hiện quy định này cần có những lưu ý gì?

- Ông Nguyễn Đức Nghĩa:Theo tôi, khi xử lý nợ cũng cần lưu ý một vài điểm sau: Thứ nhất, trước khi đề xuất áp dụng cơ chế xóa nợ thuế cho các đối tượng, cơ quan thuế cần có sự phối hợp với các đơn vị hỗ trợ khác như kiểm toán, ngân hàng, quản lý tài sản… Từ đó, xác định thực tế khách quan của các khoản nợ thuế và loại trừ các hành vi tẩu tán tài sản trước khi tuyên bố là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự.

Thứ hai, đối với người mất tích, việc xử lý chỉ nên ưu tiên thực hiện bằng biện pháp khoanh nợ. Bởi vì, trong trường hợp người bị xem là mất tích trở về thì các khoản nợ sẽ bị khôi phục toàn bộ, với đầy đủ các yếu tố nợ gốc và tiền chậm nộp. Điều này nhằm tránh các trường hợp bỏ trốn khỏi địa phương để lạm dụng chính sách xóa nợ thuế của nhà nước.

Thứ ba, đối với người mất năng lực hành vi dân sự, việc xử lý cũng chỉ nên ưu tiên thực hiện bằng biện pháp khoanh nợ. Bởi vì, trong trường hợp người bị xem là mất năng lực hành vi dân sự hồi phục lại, thì các khoản nợ sẽ bị khôi phục toàn bộ nợ gốc. Do bệnh tật là có yếu tố khách quan, vì thế không nên tính tiền chậm nộp với đối tượng này để thể hiện tính nhân văn của pháp luật.

* PV: Để đảm bảo chặt chẽ khi xứ lý các khoản nợ, nhất là với các trường hợp xóa nợ thuế, tránh những thắc mắc không đáng có sau này, theo ông cơ quan thuế cần lưu ý điều gì sau khi Nghị quyết xử lý nợ được Quốc hội thông qua?

- Ông Nguyễn Đức Nghĩa:Việc xóa hoàn toàn các khoản nợ đọng thuế (bao gồm tiền thuế nợ gốc, phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp) là nhu cầu chính đáng của cá nhân và tổ chức. Tuy nhiên, yêu cầu thu đúng, thu đủ là nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế nhằm đáp ứng nhu cầu chi ngân sách của nhà nước và xã hội. Do đó, việc xây dựng Dự thảo Nghị quyết xử lý nợ thuế tại kỳ họp Quốc hội lần này là nỗ lực rất lớn của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế.

Để đảm bảo chặt chẽ trong quy định xóa nợ thuế, nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi xử lý được dứt điểm các khoản nợ thuế kéo dài hiện nay, chúng ta cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp.

Trước hết, cần đầy mạnh công tác tuyên truyền chính sách thuế; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, áp dụng chế tài xử phạt nghiêm khắc, công bằng, minh bạch để người nộp thuế nhận thức nghĩa vụ thuế của mình, từ đó sẽ tự giác, chủ động, tích cực nộp các khoản thuế phát sinh, tránh nợ đọng thuế.

Thứ hai, các văn bản hướng dẫn pháp luật thuế cần cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu để các đối tượng dễ áp dụng. Pháp luật nên hạn chế các trường hợp loại trừ nghĩa vụ hay ưu đãi cho một vài đối tượng dễ tạo nên sự nhầm lẫn khi áp dụng, từ đó phát sinh các khoản nợ thuế sau kê khai.

Thứ ba, trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển hiện nay đã tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng mô hình quản lý thuế minh bạch, hiệu quả. Do đó, cơ quan quản lý thuế nên nhanh chóng hiện đại hóa hệ thống kê khai, quản lý thuế toàn quốc. Việc ứng dụng công nghệ số hóa và xây dựng bộ dữ liệu thuế chung (big data) là rất cần thiết để giúp cơ quan thuế xử lý nợ thuế chặt chẽ và đáp ứng nhu cầu giải quyết đơn giản, thuận lợi, dứt điểm nợ đọng.

* PV: Nếu Nghị quyết xử lý nợ được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 8 này sẽ tác động như thế nào đến tâm lý của các doanh nghiệp, thưa ông?

- Ông Nguyễn Đức Nghĩa:Cộng đồng doanh nghiệp cũng rất mong chờ sự công bằng khi áp dụng pháp luật thuế, đó là giữa người tuân thủ nộp thuế đầy đủ và những người chây ỳ nộp thuế; là những người tích cực chủ động đóng góp NSNN và những người thường tìm các khe hở pháp luật để trốn thuế… Do đó, việc minh bạch các trường hợp được thực hiện xóa nợ đọng thuế là hết sức cần thiết. Muốn vậy, việc kiểm tra số liệu trình xóa nợ có thể nên được thực hiện bởi một cơ quan tư vấn thuế độc lập, các công ty kiểm toán để đảm bảo tính khách quan của dữ liệu. Đồng thời, danh sách xóa nợ cũng cần được công khai để các doanh nghiệp tham gia giám sát đảm bảo các dữ liệu chính xác, không bị nhầm lẫn, sai sót.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Nhật Minh (thực hiện)

热门文章

1.2805s , 7651.28125 kb

Copyright © 2025 Powered by 【ti le ca cuoc bd】Khoanh nợ, xóa nợ thuế là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay,Empire777  

sitemap

Top