Mọi sự tạo lập của cải trong lịch sử đều bắt nguồn từ một quá trình tập thể,ịchsửđấutranhvìbìnhđẳngcủaloàingườbóng đá ngoại phụ thuộc vào sự phân công lao động quốc tế, việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên toàn thế giới và sự tích lũy kiến thức từ thuở sơ khai của nhân loại. Xã hội loài người không ngừng phát minh ra các quy tắc và thể chế để bố trí phân chia của cải và quyền lực, nhưng luôn dựa trên những lựa chọn chính trị có thể đảo ngược.
Bài học thứ hai là từ cuối thế kỷ 18, đã có một phong trào lâu dài hướng tới bình đẳng. Đây là hệ quả của các cuộc xung đột và nổi dậy chống lại bất công để biến đổi các mối quan hệ quyền lực và lật đổ những thể chế được hỗ trợ bởi giai cấp thống trị, những người tìm cách bố trí bất bình đẳng xã hội sao cho có lợi cho họ, rồi thay bằng các thể chế mới và các quy tắc xã hội, kinh tế và chính trị mới, công bằng hơn và giải phóng hơn cho đa số.
Nói chung, những biến đổi cơ bản nhất từng thấy trong lịch sử bất bình đẳng đều liên quan đến xung đột xã hội và khủng hoảng chính trị quy mô lớn. Chính các cuộc nổi dậy của nông dân năm 1788-1789 và các sự kiện của Cách mạng Pháp đã dẫn đến việc bãi bỏ các đặc quyền của giới quý tộc.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Adobe Stock. |
Tương tự, không phải những cuộc thảo luận thầm thì trong các salon ở Paris mà là sự nổi dậy của nô lệ ở Saint- Domingue năm 1791 đã mở màn cho thời kỳ cáo chung của hệ thống nô lệ Đại Tây Dương. Trong thế kỷ 20, các cuộc vận động xã hội và công đoàn đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ quyền lực mới giữa tư bản và lao động và trong việc giảm bất bình đẳng.
Hai cuộc chiến tranh thế giới cũng có thể được phân tích như là hệ quả của những căng thẳng và mâu thuẫn xã hội liên quan đến tình trạng bất bình đẳng nặng nề đến mức không thể chấp nhận được nhưng phổ biến trước năm 1914, cả trong nước và quốc tế. Hoa Kỳ phải trải qua một cuộc nội chiến tàn khốc mới có thể chấm dứt chế độ nô lệ vào năm 1865.
Một thế kỷ sau, vào năm 1965, phong trào Dân quyền đã thành công trong việc bãi bỏ hệ thống phân biệt chủng tộc hợp pháp (nhưng vẫn không chấm dứt sự kỳ thị dù bất hợp pháp nhưng vẫn tồn tại nhan nhản). Có rất nhiều ví dụ: trong những năm 1950 và 1960, các cuộc đấu tranh giành độc lập đóng vai trò trung tâm trong việc chấm dứt chủ nghĩa thực dân châu Âu; phải mất nhiều thập niên bạo loạn và vận động để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi vào năm 1994, v.v..
Bên cạnh phong trào cách mạng, chiến tranh và các cuộc nổi dậy, thì khủng hoảng kinh tế và tài chính thường đóng vai trò bước ngoặt, trong đó xung đột xã hội được kết tinh và các mối quan hệ quyền lực được xác định lại.
Cuộc khủng hoảng của những năm đầu thế kỷ 20 đã đóng vai trò trung tâm trong việc xét lại chủ nghĩa tự do kinh tế và biện minh cho các hình thức can thiệp mới của nhà nước. Gần đây hơn, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới năm 2020-2021 đã bắt đầu làm đảo lộn nhiều vấn đề mà trước đó không lâu được coi là không thể bác bỏ, chẳng hạn như mức nợ công có thể chấp nhận được hay vai trò của các ngân hàng trung ương.
Ở quy mô địa phương hơn nhưng vẫn có ý nghĩa quan trọng, cuộc nổi dậy gilets jaunes (phong trào “áo vàng”) ở Pháp năm 2018 đã kết thúc với việc chính phủ từ bỏ kế hoạch tăng thuế carbon, vốn đặc biệt bất bình đẳng.
Vào đầu những năm 2020, các phong trào Black Lives Matter, #MeToo và Fridays for Future đã cho thấy khả năng ấn tượng trong việc huy động mọi người xung quanh vấn đề bất bình đẳng về chủng tộc, giới tính và khí hậu, xuyên biên giới quốc gia và bao trùm nhiều thế hệ.
Khi tính đến những mâu thuẫn xã hội và môi trường của hệ thống kinh tế hiện tại, rất có thể những cuộc nổi dậy, xung đột và khủng hoảng như vậy sẽ tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong tương lai, giữa những tình huống không thể dự đoán chính xác. Sự cáo chung của lịch sử sẽ không xảy ra trong nay mai.
Phong trào hướng tới bình đẳng vẫn còn một chặng đường dài phía trước, đặc biệt là trong một thế giới mà những người nghèo nhất, cụ thể là những người nghèo nhất ở những quốc gia nghèo nhất, đang sắp sửa gánh chịu thiệt hại có cường độ ngày càng tăng về khí hậu và môi trường do lối sống của những người giàu nhất gây ra.
Bình luận