当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【kết quả trận hồng kông】Nông dân sản xuất lúa đã có lãi hơn 30%

nong dan san xuat lua da co lai hon 30

Giá thóc giữa các tỉnh theo từng thời điểm có mức chênh lệch khá lớn. Ảnh Internet.

Cử tri tỉnh An Giang đề nghị xem xét lại cách tính thực tế giá thành 1 kg lúa để định giá bán cho phù hợp,ôngdânsảnxuấtlúađãcólãihơkết quả trận hồng kông nhằm đảm bảo cho nông dân có lãi 30%, bởi với giá lúa bán hiện nay không có lãi, thậm chí bị lỗ.

Về cách tính giá thành sản xuất lúa (thóc), Bộ Tài chính cho biết, theo quy định của Pháp lệnh Giá trước đây và nay là Luật Giá, lúa gạo thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá; Nhà nước áp dụng các biện pháp bình ổn giá khi cần thiết để bình ổn giá và có những biện pháp hỗ trợ về điều hoà cung cầu, bình ổn giá đầu vào, khuyến nông, thuế, phí… góp phần giúp người sản xuất thóc giảm giá thành sản xuất.

Ngay từ năm 2010 liên Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư liên tịch số 171/2010/TTLT-BTC-BNN&PTNT hướng dẫn về phương pháp điều tra khảo sát, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất của các vụ sản xuất trong năm.

Theo đó ngay từ đầu vụ đối với vụ sản xuất trong năm, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan (Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) căn cứ vào hướng dẫn của liên Bộ tại Thông tư này và các điều kiện sản xuất tại địa phương để xác định giá thành sản xuất thóc theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ các khoản chi phí hợp lý phát sinh mà người sản xuất đã chi ra trong một vụ sản xuất thóc.

Căn cứ Nghị định 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, trên cơ sở giá thành sản xuất thóc bình quân dự tính từng vụ sản xuất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương điều tra, báo cáo, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, tổng hợp và xác định giá thành sản xuất thóc bình quân dự tính cho từng vụ sản xuất của toàn khu vực sản xuất.

Trên cơ sở giá thành sản xuất bình quân dự tính từng vụ, công bố giá thóc định hướng ngay từ đầu vụ để làm cơ sở điều tiết giá thóc, gạo hàng hoá trên thị trường, góp phần bảo đảm mức lợi nhuận bình quân cho người trồng thóc theo chính sách hiện hành. Thực hiện quy định trên, hằng năm Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản công bố giá mua thóc định hướng từ đầu vụ.

Căn cứ vào giá mua thóc định hướng, khi giá thóc hàng hóa trên thị trường xuống thấp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội Lương thực Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp điều tiết cụ thể để duy trì giá thóc gạo hàng hóa trên thị trường.

Trong các năm qua Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quyết định mua tạm trữ thóc, gạo nhằm ổn định thị trường, tránh tình trạng giá thóc, gạo xuống thấp. Theo đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam căn cứ vào giá thóc định hướng, tổ chức việc phân giao cho các thương nhân thực hiện mua thóc, gạo tạm trữ đủ chất lượng xuất khẩu theo giá thị trường, đảm bảo giá thóc, gạo hàng hóa trên thị trường không thấp hơn giá thóc định hướng và bảo đảm hoạt động xuất khẩu gạo hiệu quả. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay cho các doanh nghiệp mua thóc gạo tạm trữ.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang tích cực phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu để sửa đổi, thay thế Thông tư liên tịch số 171/2010/TTLT-BTC-BNN&PTNT hướng dẫn về phương pháp điều tra khảo sát, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất của các vụ sản xuất trong năm cho phù hợp với các văn bản pháp luật và thực tế hiện hành để đảm bảo có lãi tối thiểu từng vụ trong năm.

分享到: