当前位置:首页 > Thể thao > 【keo ma lay】Xử lý nợ xấu: Đã đến hồi dứt điểm

【keo ma lay】Xử lý nợ xấu: Đã đến hồi dứt điểm

2025-01-10 17:19:05 [Ngoại Hạng Anh] 来源:Empire777

Hiệu quả

TheửlýnợxấuĐãđếnhồidứtđiểkeo ma layo báo cáo của Công ty Quản lý tài sản các TCTD (VAMC), kể từ khi thành lập đến hết 31/12/2017, VAMC đã thực hiện mua được 26.221 khoản nợ của hơn 16.200 khách hàng tại 42 TCTD, với tổng dư nợ gốc nội bảng là 307.932 tỷ đồng, giá mua nợ là 277.755 tỷ đồng. Về mua nợ theo giá thị trường, VAMC đã ký hợp đồng với 5 TCTD để mua nợ theo giá thị trường đối với 6 khách hàng với tổng giá mua nợ là hơn 3.100 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch mua nợ thị trường đã được NHNN phê duyệt. Về thu hồi nợ, năm 2017, VAMC đã phối hợp với các TCTD thu hồi được 30.700 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu kế hoạch thu hồi nợ năm 2017 được NHNN giao (22.000 tỷ đồng), tăng 2.700 tỷ đồng so với năm 2016.

Nhờ những kết quả tích cực này, tỷ lệ nợ xấu hiện đã xuống mức thấp cho phép. Trong văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội mới đây của Thủ tướng Chính phủ, lũy kế từ 2012 đến cuối tháng 9/2017, tổng số nợ xấu được xử lý đạt 685,3 nghìn tỷ đồng, đưa nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 9/2017 còn 158,9 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,34%. Tuy nhiên, rủi ro vẫn còn đó khi giá trị nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu vẫn còn lớn (ước tính khoảng 558 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 8,62% tổng dư nợ tín dụng, giảm so với mức 10,08% của cuối năm 2016).

Vì thế, từ lâu nay, các chuyên gia đều cho rằng nền kinh tế và chính sách pháp lý cần tạo cơ sở thuận lợi để việc xử lý nợ xấu được hiệu quả hơn. Nhận thức được vấn đề này, nên tính đến nay, cơ sở pháp lý cho hoạt động xử lý nợ xấu của các TCTD nói chung, của VAMC nói riêng cơ bản đã đầy đủ, khá đồng bộ. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD; Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” (Quyết định 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 -PV).

Theo đại diện VAMC, đơn vị đã thực hiện thành công việc mua nợ theo giá trị thị trường; hoạt động thu giữ tài sản bảo đảm, cơ cấu lại nợ, bán đấu giá khoản nợ bước đầu đạt được những kết quả khả quan. Bên cạnh đó, Nghị quyết 42 đã tăng quyền chủ động cho các TCTD, nên chỉ sau thời gian ngắn có hiệu lực, nợ xấu được các TCTD tự xử lý thông qua vận dụng các quy định tại Nghị quyết 42 và các văn bản pháp quy hiện hành chiếm 99,94%, nợ xấu bán cho VAMC chỉ chiếm 0,06%.

Sẽ dứt điểm

Cũng trong văn bản trả lời chất vấn, Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định, Chính phủ sẽ đưa ra nhiều giải pháp thúc đẩy nền kinh tế đã góp phần kiềm chế nợ xấu mới phát sinh, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho DN và người dân phục hồi sản xuất kinh doanh, trả nợ ngân hàng, từng bước xử lý có hiệu quả nợ xấu. Vì thế, cùng với sự chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị, sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội, Chính phủ tin tưởng rằng, trong giai đoạn 2016-2020 sẽ giải quyết dứt điểm được tình trạng nợ xấu cao hiện nay.

Rõ ràng, sự tin tưởng của Thủ tướng Chính phủ hoàn toàn có cơ sở khi nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng thời gian qua đã có nhiều thuận lợi. Bên cạnh những tác động từ chính sách điều hành, bản thân các TCTD cũng chủ động, có điều kiện để đưa tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp nhất.

Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia năm 2017, lợi nhuận sau thuế của các TCTD ước tăng 44,5% so với năm 2016. Tỷ suất sinh lời ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản) và ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) ước đạt 0,69% và 10,2% (năm 2016 lần lượt là 0,56% và 8,5%). Ủy ban này đánh giá tỷ suất này của Việt Nam có sự cải thiện mạnh, trong khi hầu như các nước chỉ cải thiện nhẹ hoặc tiếp tục có xu hướng giảm từ 2012. Do vậy, báo cáo tài chính cả năm 2017 của nhiều ngân hàng cho thấy những con số lợi nhuận lên tới hàng nghìn tỷ đồng, nhưng nợ xấu lại giảm đáng kể. Dự báo năm 2018, lợi nhuận của hệ thống TCTD tiếp tục có nhiều khả quan.

Cũng theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2017 đã tăng 20,2% so với năm 2016; nhờ đó, số dư sự phòng rủi ro của hệ thống TCTD tăng mạnh, ước tăng khoảng 24,7% so với cuối năm 2016. Đây cũng chính là một trong những điều kiện thuận lợi để nợ xấu được phòng ngừa và xử lý hiệu quả.

Tuy nhiên, chuyên gia tài chính ngân hàng TS. Cấn Văn Lực nhận định, điều cần thiết là phải tạo lập cơ sở pháp lý và điều kiện để phát triển hiệu quả thị trường mua bán nợ. Bởi nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang rất quan tâm đến thị trường nợ xấu nước ta, nhưng sự kém phát triển của các trung gian tài chính đã khiến các nhà đầu tư này khó khăn trong việc tiếp cận thị trường. Việt Nam đang thiếu các đơn vị định hạng tín dụng, thiếu các nhà môi giới chuyên nghiệp...

Các chuyên gia cho rằng, thị trường tài chính – ngân hàng hoạt động không thể nào tránh được những rủi ro về nợ xấu, nợ xấu luôn tiềm ẩn trong các khoản tín dụng nên không thể đạt con số triệt để tỷ lệ nợ xấu 0%. Do đó, vấn đề là cách thức quản lý và xử lý nợ xấu như thế nào hiệu quả và hợp lý. Tại Việt Nam, giải pháp đưa ra luôn là hoàn thiện khung pháp lý, xây dựng hoàn chỉnh thị trường mua bán nợ để thu hút thêm nguồn lực tài chính… nhưng bên cạnh đó phải đồng bộ với các giải pháp căn cơ khác để lành mạnh hóa, chuẩn mực hóa hệ thống kế toán, tài chính cũng như tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读