【người chơi getafe】Nỗi lo của trí thức trẻ

[Cúp C2] 时间:2025-01-25 22:47:51 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín 点击:200次

Báo Cà Mau(CMO) Qua 5 năm thực hiện Đề án 01 ngày 4/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tuyển dụng, đào tạo trí thức trẻ của tỉnh về công tác ở xã, thị trấn (gọi tắt là Đề án 01) và sau hơn 3 đợt tuyển chọn, phân bổ, có 23 trí thức trẻ về huyện Trần Văn Thời công tác tại các xã, thị trấn, qua đánh giá của các đơn vị có trí thức trẻ đang công tác, các bạn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Đến nay, thời hạn cống hiến đối với trí thức trẻ được phân bổ trong đợt đầu tiên sắp hết, nhưng nhiều người vẫn chưa biết sẽ về đâu. Điều này gây lo lắng chung cho trí thức trẻ ở các khoá tiếp theo.

Tri thức trẻ ra sức vì quê hương

Sinh năm 1987, quê ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Phát triển nông thôn năm 2012 tại Trường Đại học Cần Thơ, nghe tỉnh Cà Mau có đề án đưa trí thức trẻ về công tác ở các xã, thị trấn, Danh Văn Hoài đăng ký tham gia và được tuyển chọn khoá đầu tiên của Đề án 01.

Hoài được phân công về nhận nhiệm vụ tại UBND xã Khánh Bình Tây, phụ trách mảng nông nghiệp. Trước khi về xã công tác, Hoài cũng như các bạn khác trong đội ngũ trí thức trẻ của tỉnh được tham gia bồi dưỡng lý luận chính trị, tập huấn về quản lý Nhà nước.

Hoài tâm sự: “Tôi chính thức về làm việc tại xã Khánh Bình Tây vào cuối năm 2013. Thời gian đầu, tôi còn bỡ ngỡ và lo lắng với công việc mới do chưa có kinh nghiệm thực tiễn, mọi kiến thức chỉ mới được học trên sách vở. Tuy nhiên, sau khoảng 1 năm gắn bó với đơn vị, được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các anh chị đồng nghiệp trong cơ quan, tôi đã quen dần và cảm thấy gắn bó, yêu mến công việc của mình”.

Được phân công cùng đơn vị với Hoài nhưng thuộc nhóm trí thức trẻ khoá 3 năm 2015 là Đoàn Thị Thảo, sinh năm 1991, tốt nghiệp ngành Luật Thương mại, Đại học Cần Thơ. Thảo quê ở ấp Đá Bạc, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời.

Trí thức trẻ Đoàn Thị Thảo đang công tác tại UBND xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời..

Thảo bộc bạch: “Tuy nhận nhiệm vụ Văn thư - Lưu trữ nhưng tôi được tiếp xúc nhiều với các công việc văn phòng như soạn thảo văn bản, tham mưu các văn bản quy phạm pháp luật nên phát huy được kiến thức đã học. Được làm việc ngay trên chính quê hương mình, tôi rất vui và phấn đấu hết mình để hoàn thành mọi công việc được lãnh đạo phân công”.

Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Đoàn Chí Tâm đánh giá: “Có 3 trí thức trẻ được tăng cường về xã Khánh Bình Tây. Nhìn chung, các đồng chí này đều có đạo đức, lối sống tốt, hoà đồng với mọi người trong cơ quan cũng như bà con Nhân dân khi đến liên hệ làm việc. Trong công việc, các đồng chí làm rất trôi chảy, thành thạo về công nghệ thông tin, chịu học hỏi và nhanh thích nghi với công việc”.

Nhiều trăn trở

Được đơn vị tạo mọi điều kiện làm việc theo đúng chuyên ngành đã học, bản thân các trí thức trẻ cố gắng, nỗ lực phát huy hết sở trường của mình. Hiệu quả công việc là vậy, song, không ít trí thức trẻ đang lo lắng vì không biết về đâu sau khi kết thúc đề án.

Theo quy định, trong thời gian công tác, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, được sự tín nhiệm của tập thể và đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định thì trí thức trẻ được cấp có thẩm quyền quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt của cấp xã; được tạo điều kiện xét tuyển hoặc thi tuyển công chức cấp xã.

Nếu trí thức trẻ không được bố trí vào các chức danh cán bộ chuyên trách hoặc không được tuyển dụng làm công chức cấp xã thì chấm dứt hợp đồng lao động, được hưởng trợ cấp với mức lương bằng 1 tháng lương hiện hưởng/1 năm công tác theo quy định.

Theo thông tin từ Phòng Nội vụ huyện Trần Văn Thời, chỉ có 2 trong số 23 trí thức trẻ được quy hoạch vào các vị trí việc làm tại xã.

Bạn Danh Văn Hoài lo lắng: “Do ngành học của tôi không phù hợp để thi công chức vào vị trí việc làm hiện tại nên tôi chỉ là người hoạt động không chuyên trách. Đề án 01 khoá 1 đến năm 2018 kết thúc, thời gian đã cận kề mà tôi chưa được quy hoạch việc làm ở xã nên không biết sẽ tìm việc làm ở đâu”.

Bạn Đoàn Thị Thảo chia sẻ: “Thấy các anh chị trí thức trẻ khoá đầu tiên sắp kết thúc 5 năm làm việc loay hoay tìm việc làm, tôi thấy lo lắm. Bản thân tôi đã làm việc được gần nửa thời gian trong đề án mà vẫn chưa biết ra sao. Ở xã hiện nay biên chế công chức đã đủ. Mong các cấp lãnh đạo sớm có sự sắp xếp cho chúng tôi yên tâm làm việc”.

Cùng tâm trạng với Hoài và Thảo, bạn Nguyễn Thanh Trong, trí thức trẻ phụ trách mảng Văn phòng - Thống kê UBND xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, tâm sự: “Công tác tại xã được 2 năm, tôi đã quen dần công việc. Tuy nhiên, như các bạn khác, tôi đang lo không biết sau khi kết thúc đề án sẽ được bố trí công việc như thế nào”.

Cho biết về nhu cầu tuyển dụng trí thức trẻ sau khi kết thúc đề án, ông Phạm Văn Vẹn, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình, nêu rõ: “UBND xã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các trí thức trẻ được tham gia thi công chức cấp xã, vì chúng tôi cũng rất cần đội ngũ này làm việc lâu dài”.

Ông Đoàn Chí Tâm cho biết thêm: “1 trong 3 trí thức trẻ của xã đã được đưa vào quy hoạch, kết thúc đề án, đồng chí này giữ chức vụ Bí thư Xã đoàn. Chúng tôi rất cần đội ngũ trí thức trẻ phục vụ tại xã, tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào nhu cầu tuyển dụng ở mỗi vị trí việc làm”.

Thu hút được đông đảo trí thức trẻ sau khi tốt nghiệp đại học quay về làm việc ngay trên quê hương Cà Mau cho thấy, Đề án 01 đã mang lại hiệu quả thiết thực. Đội ngũ này góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng cán bộ ở cơ sở, góp phần thực hiện đạt hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, nhất là đối với những nơi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về nhân lực có trình độ, năng lực chuyên môn. Tuy nhiên, không ít trí thức trẻ ở huyện Trần Văn Thời nói riêng, các huyện, thành phố trong tỉnh nói chung đang lo lắng về việc làm sau khi kết thúc đề án. Khó khăn này rất cần các cơ quan chủ quản đề án sớm tháo gỡ./.

Kiều Oanh

(责任编辑:World Cup)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接