Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết, năm 2014, các lực lượng đã phát hiện, xử lý 206.642 vụ vi phạm (tăng 12,11% so với năm 2013); thu nộp vào ngân sách Nhà nước từ tiền xử phạt vi phạm hành chính, bán hàng tịch thu và công tác thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế ước đạt 13.042,1 tỷ đồng (tăng 27,1% so với năm 2013); khởi tố 2.081 vụ án hình sự, 2.275 đối tượng.
Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra phức tạp trên các tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Các đối tượng thường lợi dụng chính sách ưu đãi thuế, đầu tư đối với các khu kinh tế cửa khẩu, hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới, tạm nhập, tái xuất, gia công đầu tư, hoàn thuế GTGT đối với hàng XK, thậm chí gian lận ngay trong khai báo thủ tục hải quan điện tử… để thực hiện các hành vi vi phạm.
Bên cạnh kết quả trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng chỉ ra những hạn chế cần khắc phục trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Qua công tác rà soát của Ban Chỉ đạo 389 cho thấy, các bộ, ngành, địa phương vẫn còn nhiều văn bản, chính sách pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; thành lập, kiện toàn hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 tại một số địa phương, bộ, ngành còn chậm, chưa chấp hành nghiêm chính chế độ thông tin, báo cáo; số vụ việc xử lý hình sự còn khá khiêm tốn so với tổng số vụ việc vi phạm các lực lượng chức năng phát hiện bắt giữ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, bước sang năm 2015, các lực lượng: Hải quan, Biên Phòng, Quản lý thị trường, Công an cần tập trung bám sát, thực hiện có hiệu quả nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia; tổ chức đấu tranh có trọng tâm, trọng điểm theo các chuyên đề mà Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia phân công; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân.
Tại Hội nghị, theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Hội nghị đã lắng nghe và tiếp thu các ý kiến tham luận của đại diện lãnh đạo các bộ, ngành: Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan); Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Ban Chỉ đạo các địa phương: Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, TP. Hồ Chí Minh, Long An, An Giang.
Hầu hết các ý kiến tham luận đều nhất trí cao với kết quả, cũng như phương hướng nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đưa ra. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương tập trung kiến nghị nhiều ý kiến liên quan đến kinh phí hỗ trợ tiêu hủy thuốc lá lậu; sửa đổi, bổ sung các chính sách liên quan đến chế tài xử phạt vi phạm hành chính, chính sách thuế, giá; trang bị phương tiện hỗ trợ, đầu tư cơ sở vật chất, trích kinh phí, khen thưởng kịp thời cho lực lượng chuyên trách chống buôn lậu; hợp tác quốc tế, các quốc gia liên quan cùng tham gia đấu tranh chống buôn lậu…
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và biểu dương những nỗ lực của các lực lượng: Hải quan, Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường, Cảnh sát biển trên mặt trận đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Kết quả mà các lực lượng đạt được củng cố niềm tin của xã hội, góp phần làm trong sạch môi trường cạnh tranh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, năm 2015, trước tiên các lực lượng cần nhận thức rõ hơn nhiệm vụ chính trị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó. Trong tình hình hiện nay, các lực lượng cần thấy rõ phương thức thủ đoạn, âm mưu tinh vi xảo quyệt của các thế lực tổ chức buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả phá hoại sản xuất trong nước, ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống của nhân dân. Trên tinh thần đó, từng ngành, từng đơn vị, từng địa phương phải có kế hoạch đồng bộ, kiên quyết để triển khai nhiệm vụ.
Thể hiện rõ quyết tâm chính trị, Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, các bộ, ngành, các địa phương tuyên chiến và có thái độ kiên quyết chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng; khẳng định chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng đi liền với chống tiêu cực. Qua đó, nhấn mạnh hơn nữa vai trò của các lực lượng: Hải quan, Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường, Cảnh sát biển, các ngành: y tế, Nông nghiệp, Công thương, Khoa học Công nghệ, từng địa phương phải có phương án, kế hoạch cụ thể; đánh mạnh vào các đầu nậu, phát động phong trào toàn dân tố giác buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hàng giả như là công tác phòng, chống tội phạm.
Liên quan đến các kiến nghị tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đồng tình với chủ trương rà soát các quy định xử phạt, xử lý hành chính mức cao nhất, khởi tố về tội buôn lậu, gian lận thương mại thực hiện một cách nghiêm túc; tiếp tục củng cố lại hệ thống Ban Chỉ đạo 389 từ trung ương đến địa phương. Các ngành chức năng nói chung, đặc biệt ngành Tài chính cần bổ sung kinh phí, trang bị phương tiện, chế độ khen thưởng đối với lực lượng đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Trong dịp tết Nguyên đán Ất Mùi sắp tới, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các lực lượng liên quan quyết liệt đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, chuẩn bị đủ hàng hóa phục vụ nhân dân.
顶: 5248踩: 72812
【nhận định cerezo osaka】Tuyên chiến với hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng
人参与 | 时间:2025-01-25 21:13:13
相关文章
- Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- Triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia, phong tỏa hơn 2.000 tỷ đồng
- Dừng ô tô, tổ chức ăn uống trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền?
- Đốt pháo nổ ở quán cà phê, 5 người đàn ông bị khởi tố
- Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- Bắt giữ kẻ 'ngáo đá' cướp 2 ô tô, đánh chết người đàn ông ở Hà Nội
- Cảnh sát đột kích vũ trường lớn nhất Hải Phòng, phát hiện 26 người 'dính' ma túy
- Bắt giữ kẻ 'ngáo đá' cướp 2 ô tô, đánh chết người đàn ông ở Hà Nội
- Ðại tá từ du kích
- Thay người lái khi xe máy đang chạy bị phạt bao nhiêu tiền?
评论专区